Rượu bia là thức uống có cồn, chất khử nước, nếu uống quá nhiều sẽ làm mất nước trong cơ thể. Bình thường mũi, xoang thông thoáng nhờ hệ thống lọc bụi bẩn bằng lông chuyển và dịch nhầy. Khi sử dụng rượu bia, cơ thể mất nước, khiến dịch nhầy mũi đặc lại. Sự lưu thông trong mũi, xoang bị tắc nghẽn, gây ra hiện tượng nghẹt mũi và đau các xoang.
Lạm dụng rượu bia khiến bệnh tiến triển tiêu cực. |
Viêm xoang là bệnh mạn tính, thường tiến triển âm thầm mà không có triệu chứng rõ rệt. Khi uống quá nhiều bia rượu, người bệnh gặp triệu chứng ngạt mũi, khó thở, đau đầu... dễ lầm tưởng với các dấu hiệu cảm thông thường. Vì vậy, người bệnh hay chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến biến chứng nặng hơn.
Đối với người viêm xoang, uống bia rượu sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Dịch nhầy đặc hơn gây khó chịu. Trong khi đó, bia rượu làm gia tăng việc đào thải nước, khiến cơ thể thiếu nước, ảnh hưởng không tốt đến việc đẩy dịch nhớt ứ đọng trong xoang. Về lâu dài, thói quen này sẽ khiến bệnh viêm xoang lâu khỏi.
Để chữa viêm xoang hiệu quả, người bệnh cần từ bỏ sở thích uống rượu bia của mình. Ngoài ra, nên kết hợp cả Đông và Tây y để điều trị theo từng giai đoạn bệnh khác nhau, giúp giải phóng các yếu tố gây viêm mũi, viêm xoang ra bên ngoài.
Giai đoạn cấp tính: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh viêm mũi, viêm xoang cấp tính (đau nhức dữ dội; chảy dịch màu xanh, vàng, hôi tanh; sốt) dùng kháng sinh, kháng viêm kết hợp thuốc thảo dược 3-5 ngày. Việc kết hợp Đông y giúp nâng cao hiệu quả điều trị hiệp đồng, giảm số liều dùng và hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây. Sau đó, bệnh nhân nên tiếp tục dùng thuốc thảo dược 7-10 ngày để điều trị triệt để, tránh nguy cơ bệnh chuyển sang mạn tính.
Giai đoạn mạn tính: Đối với người viêm mũi, viêm xoang mạn tính, có thể phải điều trị thuốc thảo dược 1-2 tháng trước khi xuất hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng. Những người có cơ địa sức đề kháng yếu hoặc dị ứng, cũng nên dùng một đợt thuốc thảo dược 2-4 tuần để điều trị từ gốc trong giai đoạn mạn tính.
Theo An San (VnExpress.net)