"Nữ công gia chánh", hay 4 chữ "công, dung, ngôn, hạnh" chính là quan niệm từ xa xưa những vẫn tồn tại đến ngày nay về hình mẫu của người phụ nữ hay người vợ trong gia đình.
"Vợ lười biếng" – điều này dường như được thấy phổ biến hơn trong các gia đình Việt hiện đại. Tất nhiên, quan niệm thì vẫn cho rằng điều này chẳng có mấy tốt đẹp, bạn cứ lên trang google và tìm kiếm thử chữ “vợ lười” là sẽ thấy.
Khoa học đã chứng minh: Vợ càng "lười", gia đình càng hạnh phúc (Ảnh minh họa). |
Thế nhưng, theo một nghiên cứu gần đây thực hiện tại khoa xã hội, Đại học Iowa thì khi người mẹ càng biết “lười biếng” đúng cách, gia đình sẽ càng hạnh phúc.
Để có được kết luận này, các nhà nghiên cứu đã cất công thực hiên quan sát và nghiên cứu trong 5 năm trời.
Dù vẫn chấp nhận một quan niệm cũ nhưng các nhà nghiên cứu cũng đồng tình rằng các mẹ đôi khi có thể “lười biếng” một chút, như vậy không chỉ khiến mình được thoải mái hơn một chút, mà còn có thể giúp gia đình hạnh phúc hơn. Đọc đến đây, có lẽ các cô vợ lười sẽ có thể vui mừng.
Vậy thế nào là “lường biếng” đúng cách? Dưới đây là những lý lẽ nghiên cứu chỉ ra:
Mẹ biết “lười biếng” thì con cái mới biết tự chăm sóc mình’ tốt hơn
Một số bà mẹ quá chăm chỉ, luôn kiêm nhiệm hết mọi thứ cho con, dù con đã lớn vẫn lo liệu cho con từ đầu tới chân, mọi việc phải chu toàn thì mới yên tâm.
Người mẹ như vậy không những rất mệt, mà còn khiến con cái trở nên ỷ lại và dựa dẫm, hình thành thói quen há miệng chờ sung của trẻ.
Vậy nên, người mẹ phải học được cách buông tay đúng lúc, để trẻ tự làm những việc phù hợp với sức mình. Nếu phòng bừa bộn hãy để con tự dọn dẹp; bài làm xong rồi hãy để con tự mình kiểm tra trước…
“Người mẹ lười nhác” không phải là bàng quan đứng nhìn, mà phải là “thân lười mà tâm không lười”.
Khi nào cần ra tay thì hẵng ra tay, người mẹ như vậy vừa nhàn hạ, mà khả năng độc lập của con cái cũng sẽ được nâng cao lên.
Vợ biết cách “lười biếng”, chồng mới “chăm chỉ” hơn
Các bà mẹ phải biết rằng, những ông chồng lười biếng đều là do những bà vợ chăm chỉ nuông chiều mà thành. Vợ làm càng nhiều, thì chồng làm càng ít, càng chiều chồng thì chồng lại càng giống như trẻ con. Không có ai sinh ra đã biết làm việc nhà, cho nên vợ phải cho chồng cơ hội chung tay cùng vun vén.
Vì vậy, hãy làm một người vợ biết “lười biếng”, động viên, khích lệ chồng đỡ đần việc gia đình. Làm được như vậy, người chồng mới có thêm tự tin và tích cực làm việc, anh ấy cũng sẽ chăm chỉ hơn, cuộc hôn nhân cũng nhờ đó mà ấm áp hơn.
Người mẹ biết “lười biếng” sẽ không vừa làm việc nhà vừa than vãn và oán trách, sẽ không xoay quanh chồng con suốt cả ngày.
Những người mẹ bề ngoài có vẻ lười biếng thì kỳ thực lại là người phụ nữ thông minh.
Nghiên cứu chỉ ra rằng họ ít khi làm khó bản thân, cũng ít khi so bì với người khác, cũng nhờ vậy mà mọi thứ đạt được sẽ nhiều hơn. Theo con số thống kê thì trong số hơn 600 quan sát của cuộc nghiên cứu, những người vợ ‘lười biếng’ nhất lại thuộc vào nhóm của các chỉ số thông minh (IQ) và chỉ số cảm xúc (EQ) thuộc vào hàng cao nhất.
Mẹ là nhân vật trung tâm trong mỗi gia đình, người mẹ biết “lười biếng” sẽ càng thêm dịu dàng và tràn đầy tình yêu thương, sẽ không dễ dàng nổi giận và oán hận. Điều này rất có ích cho hôn nhân và con cái trong gia đình.
Cuối cùng, người mẹ biết cách “lười biếng” không phải ngồi yên phó mặc, cũng chẳng phải không yêu thương chăm sóc gia đình, mà là đang dụng tâm nghĩ cho người khác. Người mẹ ấy đang giúp con mình ngày một trưởng thành và độc lập hơn. Người vợ ấy đang giúp chồng mình có trách nhiệm hơn đối với gia đình. Người phụ nữ ấy là đang dùng tình yêu thương và trách nhiệm để gắn kết hạnh phúc trong gia đình.
Vậy nên, các bà mẹ thay vì ngồi than vãn oán trách và ôm đồm mọi việc, hãy học cách buông tay, học cách “lười biếng”, bạn sẽ nhàn hạ hơn, gia đình cũng sẽ hạnh phúc hơn!
Trước đó, khoa học cũng chứng minh rằng, chồng càng chiều vợ, vợ càng xinh.
Các nhà tâm lý học ở Mỹ đã từng nghiên cứu được rằng người chồng có suy nghĩ tiến bộ, biết kiềm chế cơn giận thì da dẻ của người vợ sẽ sáng, mịn màng hơn và lúc nào cũng sẽ rạng rỡ, tươi tắn. Ngược lại, chồng có suy nghĩ cổ hủ, hẹp hòi, lúc nào cũng lầm lì, hầu hết vợ của họ đều có làn da xấu xí, dễ nổi mụn trứng cá và xuất hiện các vết nám và gương mặt lúc nào cũng u ám.
Đấy, các anh hãy thôi đổ lỗi, ngưng trách móc sao vợ mình lúc nào cũng như cái bánh bao chiều thế kia đi nhé. Tại các anh hết cơ mà!
Ảnh minh họa. |
Sinh ra là phụ nữ vốn đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Khi lớn lên lấy chồng, nếu gặp được người chồng tử tế, yêu thương thì mừng cho họ. Nhưng lượng người lấy phải những anh chồng ngồi chỉ tay năm ngón, chăm chăm yêu cầu vợ phụng dưỡng cho bố mẹ chồng, cung phụng, phục vụ chồng như một ông hoàng, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn như một nàng osin, chăm sóc, nuôi dạy con cái như một cô bảo mẫu thì vẫn còn nhiều, nhiều lắm. Chẳng những thế, nhiều chị kém may mắn hơn còn lấy phải chồng ngoại tình, vũ phu. Quả đúng là thua thiệt trăm bề.
Nhưng mà các anh chồng ơi, rõ ràng rằng các anh chưa hiểu được vai trò thực sự của người phụ nữ trong gia đình rồi. Vai trò của họ chẳng phải chỉ là làm osin, bảo mẫu như các anh đang đối xử với họ đâu. Họ là người giữ lửa cho cả gia đình và hơn nữa, như người xưa từng nói: "Một người phụ nữ tốt, 3 đời con cháu vui". Các anh đã nghe qua chưa? Chính vì thế, người các anh cần đối xử tử tế, yêu thương chân thật, hết lòng chiều chuộng, đó chính là vợ - người mà các anh đã từng một thời thề thốt yêu thương đấy.
Các anh nghĩ thế này nhé, vợ gánh hết công việc nhà để các anh phát triển sự nghiệp, công tác, giải trí với bạn bè. Họ có than vãn không? Câu trả lời là không đấy.
Các anh ốm, có vợ chăm lo. Các anh khó khăn, vấp ngã, sa cơ thất thế, vợ có bỏ các anh đi hay mắng các anh vô dụng không? Hay họ luôn đồng cam cộng khổ, cùng anh vượt qua khoảng thời gian chông gai đó? Tự trả lời nhé.
Họ vất vả nắng mưa, cực nhọc lo toan bộn bề, họ cũng phải đi làm vì cơm áo gạo tiền phụ giúp các anh, về đến nhà họ vẫn lao vào với núi công việc nội trợ. Họ có chê trách các anh không? Vẫn là câu trả lời không đấy.
Bố mẹ các anh được họ chăm sóc, phụng dưỡng, lễ phép hệt như bố mẹ ruột. Nhưng đau đớn thay khi bố mẹ ruột của họ lại chẳng được cung phụng như thế kể từ ngày họ lấy các anh làm chồng. Họ có hờn trách các anh không? Hãy mạnh dạn trả lời không nhé.
Con cái được đến trường học hành, ngày 3 bữa ăn, tối đến được vợ kiểm tra bài vở. Nhà cửa luôn gọn gàng, ngăn nắp, áo quần các anh luôn thơm tho, sạch sẽ. Họ có bao giờ kể công với các anh không? Chắc chắn là không.
Họ làm tất cả những điều đó mà chẳng đòi các anh trả thù lao đâu. Cái họ cần đơn giản lắm, chỉ là một sự quan tâm, chiều chuộng và thương yêu cô ấy mà thôi. Sao? Điều này các anh đã nghe hoài nghe mãi à? Nghe nhưng không làm thì cũng bằng thừa nhé.
Các anh hãy khắc cốt ghi tâm điều này, khi anh đối xử tốt với vợ, thương yêu, chiều chuộng vợ thì cô ấy sẽ càng tự tin, càng bao dung, hiền hậu, bởi cô ấy sẽ làm tất cả mọi việc để cảm ơn sự quan tâm, săn sóc ấy mà bạn đã dành cho họ. Các anh hãy thử tập thói quen mỗi ngày đi làm về hôn vợ hay làm lại những cử chỉ yêu thương khi cả hai còn son rỗi ấy. Những khi vợ mệt mỏi, chỉ một cái ôm dịu dàng của các anh thôi cũng đủ giúp vợ sạc đầy năng lượng, cũng đủ để cô ấy hiểu các anh luôn bên cạnh san sẻ khó khăn cùng cô ấy. Các anh muốn nhà êm ấm thì đừng lấy vợ về rồi bỏ mặc họ xoay xở giữa cuộc đời với trăm ngàn thứ phải lo toan. Cũng đừng nghĩ rằng lấy vợ là có thêm một cô osin không cần trả công cả đời, cứ ra sức quát tháo, đòi hỏi, ra lệnh.
Một nguyên tắc ở đời luôn đúng ở mọi vấn đề, kể cả hôn nhân, đó là "cho đi những gì sẽ nhận lại đúng điều đó". Thế nên các anh chồng muốn bản thân mình hạnh phúc thì trước hết hãy cho vợ các anh cũng được hạnh phúc.
Theo Tú Linh (Khỏe & Đẹp)