Hiểm họa bệnh lưu thông máu kém dân văn phòng phải biết

08/04/2016 09:13:38

Chị Hoa ở Bắc Giang thường đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, tê mỏi chân tay và được chẩn đoán lưu thông máu kém dù mới ngoài 30 tuổi.

Chị Hoa ở Bắc Giang thường đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, tê mỏi chân tay và được chẩn đoán lưu thông máu kém dù mới ngoài 30 tuổi.

Ban đầu, chị Hoa nghĩ mình thiếu máu chỉ cần tự bổ sung thực phẩm là đủ. Song tình trạng không được cải thiện buộc phải đi khám. Bác sĩ kết luận chị bị mắc chứng bệnh lưu thông máu kém, máu xấu và thiếu máu. "Trước tôi nghĩ bệnh này chỉ gặp ở người già, không ngờ mình cũng mắc phải", chị Hoa chia sẻ.

Cùng tình trạng như chị Hoa, chị Hương, giáo viên ở Hà Nội cũng không nghĩ rằng mình bị lưu thông máu kém ở độ tuổi 35. Chị chỉ đi khám khi thấy các dấu hiệu bệnh ngày một nghiêm trọng và thường xuyên hơn. Nhiều ngày vì quá đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ nên khi đến trường chị không thể tập trung giảng bài. Chị Hương cũng chán ăn khiến người gầy rộc và thiếu sức sống.
 

Lưu thông máu kém ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Ảnh: minh họa

Không để tình trạng này kéo dài, chị Hương thực hiện theo tư vấn của bác sĩ, kết hợp dinh dưỡng điều độ với sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị. Sau một tháng kiên trì, chị Hương đã cải thiện bệnh. "Tôi tìm hiểu thấy sản phẩm mình đang dùng chiết xuất từ các dược liệu quý giúp lưu thông máu, tăng cường chức năng thần kinh như cao bạch quả, cao Bacopa… nên rất yên tâm. May mắn, nhờ hợp thuốc nên  đã thoát khỏi tình trạng lưu thông máu kém. Cơ thể cũng nhờ vậy mà khỏe mạnh, tinh thần lạc quan hơn", chị Hương nói. Loại thuốc này được chiết xuất từ các dược liệu quý hiếm nổi tiếng giúp lưu thông máu, tăng cường chức năng thần kinh như cao bạch quả, cao Bacopa… Thuốc bào chế dạng viên nang, rất dễ sử dụng.

Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Phòng chẩn trị Y học Cổ truyền chùa Cảm Ứng (Hà Nội), trước đây, nhiều người thường nghĩ chỉ người già mới gặp hội chứng lưu thông máu kém do chức năng của hệ tuần hoàn suy giảm. Các bộ phận khác trong cơ thể như tim, phổi có chức năng chính trong hệ tuần hoàn máu, cũng không còn khỏe mạnh, nên chất lượng và lưu thông máu kém.

Nhưng các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh bệnh này còn gặp cả ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là dân văn phòng ít vận động, làm việc trí óc căng thẳng... Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng quyết định rất lớn đến chất lượng máu và lưu thông máu. Ăn uống thiếu chất, hoặc quá dư thừa lại dễ làm thay đổi tính chất của máu, ảnh hưởng tới lưu thông máu trong cơ thể.

Máu là nguồn dinh dưỡng quý giá. Nếu máu lưu thông kém, các cơ quan trong cơ thể sẽ không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất, gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe. Biểu hiện ban đầu là đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ… Khi nặng hơn, não không được nuôi dưỡng đầy đủ trong thời gian dài, có thể gây suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, thậm chí lú lẫn.

Máu lưu thông kém còn làm tăng nguy cơ các chất mỡ trong máu lắng đọng bám vào mặt trong của thành động mạch làm xơ cứng động mạch. Lớp mỡ dày lên cản trở lưu thông bình thường của máu.

Thiếu máu cơ tim sẽ làm giảm chức năng co bóp cơ tim, gây ra bệnh lý thiếu máu cơ tim cục bộ, dẫn đến  suy tim, rối loạn nhịp tim, nguy cơ nhồi máu cơ tim và nặng nề hơn là hoại tử cơ tim (nhồi máu cơ tim cấp tính). Các triệu chứng của thiếu máu cơ tim là đau thắt ngực, đau khi gắng sức, đau ngay sau xương ức, đau nhói, đau thắt chặt, lan ra vai trái, cánh tay và bàn tay trái, bệnh tiến triển lâu ngày sẽ thành suy tim. Ngoài ra, lưu thông máu kém còn có thể gây bệnh đau mỏi vai gáy, teo ruột, giảm tiêu hóa...

"Để phòng ngừa lưu thông máu kém, cần chú ý chế độ dinh dưỡng, năng vận động cũng như sử dụng các sản phẩm hoạt huyết, bổ máu có thành phần cao bạch quả, thục địa, xuyên khung... giúp làm giảm độ nhớt của máu, lưu thông máu khỏe đến não và các bộ phận trong cơ thể giúp các bộ phận trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng", lương y Quốc Trung cho biết thêm.

Trong đó, bạch quả làm tăng lưu lượng máu não toàn bộ, cục bộ và vi tuần hoàn, bảo vệ đối với tình trạng giảm oxy trong không khí thở vào, cải thiện lưu biến máu, ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện chuyển hóa ở mô và giảm độ thấm mao mạch.

Đương quy được mệnh danh là nhân sâm của y học phương Đông chứa axit folic, axit linoleic, vitamin B12... giúp bồi bổ khí quyết, cân bằng nội tiết, tăng cường lưu thông máu đến não và các chi.

Sinh địa có vị đắng, tính hàn - lương, quy kinh tâm, can, thận, tiểu tràng. Với công năng thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm, sinh tân dịch. Nó còn giúp tăng chất lượng máu, sinh huyết mới.

Đan sâm vị đắng tính hơi hàn, quy kinh tâm và can, tác dụng hoạt huyết thông kinh, giúp giảm rối loạn tuần hoàn vi mạch, làm giãn các động mạch và tĩnh mạch nhỏ, mao mạch, tăng tuần hoàn vi mạch.

Ngưu tuất vị chua, hơi đắng, tính bình không độc, tác dụng làm tan máu ứ, bớt sưng tấy, đau nhức, chống co rút, rung giật, làm mạnh gân cốt.

Xuyên khung là loại cây đơn thuộc họ Hoa tán. Thảo dược này có vị đắng và cay, tính ôn, tác dụng hành khí, hoạt huyết, tăng cường lưu thông khí huyết, an thần và giảm đau. Đông y dùng để trị các chứng tê bì chân tay, đau nhức xương khớp do suy giảm tuần hoàn máu.

Ích mẫu có vị cay, đắng, tính hơi hàn, có khả năng trục ứ huyết, sinh huyết mới, tăng khí huyết lưu thông.

Bacopa là một loại rau đắng Ấn Độ. Thảo dược này chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như các loại alkaloid và saponin. Chúng tác động rất tốt trên hệ thống tuần hoàn não, tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh, chống lại hiện tượng oxy hóa của tế bào não, giúp người dùng tăng trí nhớ, giảm sự mệt mỏi tinh thần. Khi phối hợp các thảo dược này sẽ giúp máu được cung cấp đủ dưỡng chất, lưu thông máu thông suốt.
 
Theo Linh Hân (VnExpress.net)

Nổi bật