Nếu bảo quản không đúng cách, mật ong bổ dưỡng dễ biến chất, thậm chí gây nguy hại cho tính mạng.
Năng lượng 1.272 kJ (304 kcal), Carbohydrat 82.4 g, Đường 82.12 g, Chất xơ thực phẩm 0.2g, Chất béo 0 g, Protein 0.3 g, Nước 17.10 g, Riboflavin (Vit. B2) 0.038 mg (3%), Niacin (Vit. B3) 0.121 mg (1%), Axit pantothenic (Vit. B5) 0.068 mg (1%), Vitamin B6 0.024 mg (2%), Axit folic (Vit. B9) 2μg(1%), Vitamin C 0.5 mg (1%), Canxi 6 mg (1%), Sắt 0.42 mg (3%), Magie 2 mg (1%), Phospho 4 mg (1%), Kali 52 mg (1%), Natri 4 mg (0%), Kẽm 0.22 mg (2%),…
Tuy nhiên, nếu bảo quản không đúng cách, mật ong bổ dưỡng dễ biến thành chất độc.
Đựng mật ong trong vật dụng kim loại
Trong mật ong có chứa hàm lượng đường và axit hữu cơ cao tức là nồng độ men trong mật ong cũng khá lớn (để lâu sẽ sủi bọt và bị chua).
Axit etylenic sẽ phát sinh trong quá trình bảo quản và sẽ ăn mòn lớp kim loại khiến mật ong bị biến đổi chất. Khi thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại, người dùng dễ trúng độc với các biểu hiện lợm giọng, nôn mửa…
Cách bảo quản khiến mật ong biến thành chất độc. |
Lọ đựng mật ong phải được làm từ những chất liệu không gây ra các phản ứng hóa học như thủy tinh hoặc gốm sứ, không dùng các lọ đựng được làm từ gỗ.
Gỗ là hai chất liệu không phù hợp với mật ong vì kim loại sẽ phản ứng với mật ong, có thể gây ngộ độc. Trong khi đó, gỗ sẽ làm mật ong bị lây mùi.
Cần thường xuyên kiểm tra độ trong, hơi ẩm, mùi và độ kín hơi của lọ mật ong.
Để mật ong quá lâu
Rất nhiều người cho rằng, mật ong rừng có thể để mãi mà không hỏng, thậm chí để càng lâu càng tốt.
Thực tế thứ gì cũng có hạn sử dụng của nó, và hạn sử dụng của mật ong rừng chỉ trong vòng 2 năm, để quá thời gian này mật sẽ bị thay đổi, giảm giá trị dinh dưỡng và thậm chí gây hại.
Cụ thể, gần đây có câu chuyện chia sẻ về một cụ ông dùng thuốc có thành phần mật ong rừng phân phối cách đây hơn 23 năm để chữa ho nhưng rốt cuộc lại nảy ra bệnh khác đáng sợ hơn nhiều: Suy thận, và nguyên nhân được cho chính là do mật ong.
Trong mật ong rừng có chất độc gọi là Hydroxy Methyl Furfurol (HMF), thử độ độc hại của HMF trên động vật thấy ở hàm lượng HMF 200mg/kg làm ong chết, chuột bị biến đổi gen, tăng tỉ lệ ung thư…
Chất HMF này khi bảo quản mật ong rừng ở nhiệt độ càng cao thì sinh ra càng nhiều. Mật ong mới thu hoạch HMF là 1-5mg/kg, sau 100 – 200 ngày bảo quản ở nhiệt độ 30-35 độ C thì HMF tăng thêm 200-300mg/kg.
Bảo quản mật ong cạnh những thực phẩm có mùi
Giữ lọ mật ong tránh xa những thực phẩm có mùi thơm như gia vị, vì mật ong nguyên chất có xu hướng hút mùi thơm của những thực phẩm ở gần chúng.
Giữ mật ong ở nơi quá nóng