Căn bệnh ung thư cứ 2 phút khiến 1 phụ nữ tử vong: Giám đốc BV K chia sẻ cách phòng bệnh

04/09/2017 10:34:00

Dù ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm nhưng có thể làm giảm tử vong và gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Dù ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm nhưng có thể làm giảm tử vong và gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Căn bệnh ung thư cứ 2 phút khiến 1 phụ nữ tử vong: Giám đốc BV K chia sẻ cách phòng bệnh
 

Mỗi năm trung bình có 10 - 20 người trong 100.000 phụ nữ ở độ tuổi 30 được phát hiện mắc ung thư cổ tử cung. Đặc biệt, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở vùng Columbia và ở Đông Nam Á là cao nhất.

Đây là một bệnh lý liên quan đến điều kiện y tế yếu kém trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản, bao gồm việc tầm soát ung thư cổ tử cung, chuẩn đoán và điều trị các tổn thương tiền xâm lấn, kiểm soát các bệnh lây qua đường tình dục và cải thiện điều kiện kinh tế xã hội đưa đến giảm đề kháng của bệnh tật.

Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 35 trở lên. Trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung.

Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong.

Căn bệnh ung thư cứ 2 phút khiến 1 phụ nữ tử vong: Giám đốc BV K chia sẻ cách phòng bệnh  - Ảnh 1.

Hình ảnh cổ tử cung bình thường và cổ tử cung bị ung thư qua soi cổ tử cung

Một số lý do dẫn đến tỉ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao bao gồm số phụ nữ tham gia khám phụ khoa định kỳ để được tầm soát ung thư còn thấp, các chương trình tầm soát cũng chưa được bao phủ rộng, ý thức phòng bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ còn hạn chế do thiếu những chương trình tuyên truyền giáo dục.

Ung thư cổ tử cung thường xảy ra do quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi là Human Papilloma Virus (HPV). Khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến việc bị nhiễm HPV.

Hay nói cách khác, chính việc bị nhiễm HPV qua đường sinh hoạt tình dục đã gây ra những biến đổi ở mức độ tế bào và gây ra 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.

HPV thâm nhập vào bên trong tế bào cổ tử cung, phát triển và làm biến đổi gen của tế bào. Các tế bào bị đột biến gen sẽ phát triển thành các tế bào ác tính. Quá trình này phải mất nhiều năm, có thể từ 10 đến 15 năm.

Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiền lâm sàng, nghĩa là đã có bất thường về mức độ tế bào nhưng khi thăm khám thì cổ tử cung có thể hoàn toàn bình thường. Nhưng sau đó, một khi bệnh đã tiến triển thành ung thư thì bướu sẽ lan rộng nhanh chóng trong thời gian ngắn.

Ung thư nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được

Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn- Giám đốc BV K, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ung thư cho biết ung thư cổ tử cung chưa có nguyên nhân chính xác.

Nhưng các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung bao gồm quan hệ tình dục sớm hoặc với nhiều người, sinh nhiều con, vệ sinh sinh dục không đúng cách, viêm cổ tử cung mạn tính, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, điều kiện dinh dưỡng, kinh tế xã hội thấp; hút thuốc lá, đái tháo đường, sử dụng thuốc tránh thai đường uống loại phối hợp kéo dài (>10 năm), nhiễm HIV, HSV-2.

Theo PGS Thuấn, ung thư cổ tử cung gây ra các gánh nặng bệnh tật lớn cho người bệnh, gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.

Căn bệnh ung thư cứ 2 phút khiến 1 phụ nữ tử vong: Giám đốc BV K chia sẻ cách phòng bệnh  - Ảnh 2.

Tế bào ung thư tồn lại trong một thời gian dài

Theo thống kê của Viện nghiên cứu Ung thư, chỉ riêng năm 2012, tổng gánh nặng trực tiếp của ung thư cổ tử cung khoảng 1.755 tỷ đồng, xếp thử 4 và chiếm khoảng 0,015% GDP; gánh nặng gián tiếp khoảng 418 tỷ đồng, xếp thứ 5 trong số 6 loại bệnh ung thư thường gặp nhất.

Dù ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm nhưng có thể làm giảm tử vong và gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Theo PGS Thuấn, những tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung tương đối dài với các yếu tố nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đã được xác định. Ung thư cổ tử cung là bộ phận có thể tiếp cận trực tiếp để quan sát, thăm khám nên việc thường xuyên đi khám sản khoa giúp bác sĩ có thể phát hiện sớm bệnh.

Bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm xét nghiệm để tìm tế bào lạ, nếu có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, tỷ lệ điều trị thành công rất cao.

Dù là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ và nguy hiểm, nhưng ung thư cổ tử cung có thể phòng được bằng tiêm vaccine ngừa HPV. Vaccine có thể giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, âm hộ ở phụ nữ, phòng ngừa mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn ở cả nam và nữ.

Độ tuổi tốt nhất để tiêm vaccine HPV thường là các bé gái từ 10 đến 12 tuổi, chưa quan hệ tình dục; phụ nữ ở độ tuổi 20-25 chưa quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm nhưng hiệu quả phòng bệnh giảm 1,5 lần.

Theo Ngọc Anh (Soha/Trí Thức Trẻ)

Nổi bật