Theo công bố mới đây trên tạp chi y khoa hàng đầu thế giới The Lancet hiện Trung Quốc mua 40% tổng số sữa công thức cho trẻ em trên toàn cầu, một thị trường trị giá 17,78 tỉ đô la Mỹ, trong năm 2014.
Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng, đến năm 2019, nhu cầu của Trung Quốc sẽ nhiều hơn là gấp đôi. Trung Quốc sẽ chiếm hơn nửa doanh số toàn cầu dự kiến sẽ đạt 70,6 tỉ đô la Mỹ vào lúc đó. Chính vì điều này, các chuyên gia y tế lo ngại rằng Trung Quốc sẽ phải trả một cái giá quá đắt là mạng sống của trẻ em khi quá lệ thuộc vào sữa công thức
Số liệu từ Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa Gia đình Quốc gia Trung Quốc cho thấy, có ít hơn 16% phụ nữ ở thành thị Trung Quốc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn như khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Ở vùng nông thôn Trung Quốc, tỉ lệ này cao hơn – vào khoảng 30% - nhưng ở cả vùng thành thị lẫn nông thôn, tỉ lệ cho con bú tiếp tục giảm. Tại Hong Kong, theo một cuộc khảo sát của Bộ y tế dành cho trẻ em sinh vào năm 2012, chỉ có 2.3% người mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhìn chung, chỉ có một trong ba trẻ em ở những nước có thu nhập trung bình-thấp là được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trong khi chỉ có một trong năm trẻ em ở những nước có thu nhập cao được nuôi bằng sữa mẹ đến 12 tháng.
Các tác giả đối chiếu Brazil với Trung Quốc, hai quốc gia tương tự trong phát triển kinh tế nhưng có xu hướng nuôi con sữa mẹ khác biệt. Họ nói, việc thúc đẩy nuôi con sữa mẹ ở Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức đáng chú ý vì đây là nước có dân số đông và có số lượng lớn các cơ sở sản khoa – khoảng 600 ngàn đơn vị.
Mặc dù Trung Quốc đã ban hành [Bộ luật Quốc tế về Tiếp thị Các sản phẩm thay thế Sữa mẹ] vào năm 1995, nhưng nó đã không được cập nhật để đưa vào các chiến thuật tiếp thị mới, và việc thi hành cũng như thực hiện còn yếu hoặc không được thực thi. Cuộc giám sát độc lập vào năm 2012 cho thấy 40% số phụ nữ lần đầu làm mẹ có báo cáo về việc mình nhận được ít nhất một mẫu thử miễn phí. Trong số này, 60% ghi nhận được cung cấp bởi nhân viên của các hãng sản phẩm thay thế sữa mẹ và 37% được chính các nhân viên y tế cung cấp,”. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu gần hết các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được nuôi bằng sữa mẹ, sẽ có 823 ngàn sinh mạng không phải chết và 20 ngàn ca ung thư vú không xảy ra mỗi năm, và tiết kiệm về mặt kinh tế là 300 tỉ đô la Mỹ - cái giá mà thế giới phải trả để giảm khả năng nhận thức việc cho trẻ dùng sữa công thức. Điều này đồng nghĩa với việc nếu lệ thuộc vào sữa công thức sẽ có hàng nghìn sinh mạng em bé và các ca ung thưc vú sẽ xảy ra mỗi năm.
Giáo sư Cesar Victora đến từ Đại học Liên bang Pelotas tại Brasil khẳng định. “theo các bằng chứng đã được đóng góp bởi các chuyên gia trong lĩnh vực này, không còn nghi ngờ gì nữa, việc quyết định không nuôi con bằng sữa mẹ sẽ để lại những ảnh hưởng tiêu cực dài lâu lên sức khỏe, dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ em và sức khỏe của những người phụ nữ”. Có một ngộ nhận phổ biến là sữa mẹ có thể được thay thế bằng các sản phẩm nhân tạo mà không để lại hậu quả bất lợi. Theo BS. Sue Desmond-Hellmann, Giám đốc điều hành Quỹ Bill&Melinda Gates, “Bằng chứng từ báo cáo không thể rõ hơn: với mối liên hệ với sự sống còn và phát triển của trẻ em, sữa mẹ là liều thuốc cá nhân tối hậu”.
Theo Phạm Ngọc (Sức Khỏe & Đời Sống)