8 điều nhỏ có tác hại khủng khiếp tới tình cảm vợ chồng

01/06/2016 14:22:00

Thói quen xấu có thể gây hại lớn cho cuộc hôn nhân. Tìm ra nó và né tránh là cách để bảo vệ tổ ấm của gia đình bạn.

 
Thói quen xấu có thể gây hại lớn cho cuộc hôn nhân. Tìm ra nó và né tránh là cách để bảo vệ tổ ấm của gia đình bạn.

Dưới đây chính là nguyên nhân làm nên sự khác biệt đó. 8 điều bạn làm hàng ngày có thể là kẻ thù giết chết hôn nhân của bạn:

Dựa dẫm vào người bạn đời

Khi chúng ta yêu, tìm được một nửa phù hợp và đi tới hôn nhân, phụ nữ hay có thói quen nghĩ rằng đó là người đàn ông để mình dựa dẫm cả đời. Và nếu họ sống đúng theo cách đó, tức là ỷ lại hoàn toàn vào chồng, hôn nhân không sớm thì muộn rồi sẽ đổ vỡ.

Phụ thuộc trong hôn nhân về lâu dài sẽ tạo ra sự mệt mỏi và không còn cuốn hút. Bạn là một con người độc lập, riêng biệt, vì vậy bạn cần phải có công việc, các mối quan hệ, nhu cầu tình cảm, trí tuệ của riêng mình. Không thể lúc nào cũng dựa vào chồng, yêu cầu chồng lo liệu, giải quyết hoặc răm rắp nghe theo sự chỉ bảo của chồng.

Khi chúng ta yêu, tìm được một nửa phù hợp và đi tới hôn nhân, phụ nữ hay có thói quen nghĩ rằng đó là người đàn ông để mình dựa dẫm cả đời. Và nếu họ sống đúng theo cách đó, tức là ỷ lại hoàn toàn vào chồng, hôn nhân không sớm thì muộn rồi sẽ đổ vỡ. (Ảnh minh họa)

Hãy mơ giấc mơ của riêng bạn, có những mục tiêu của riêng bạn, sống cuộc sống của riêng bạn.,. Niềm vui và hạnh phúc đích thực trong cuộc sống là khi chúng xuất phát từ cả bản thân bạn và từ phía hai người chứ không phải phụ thuộc hoàn toàn vào đối phương.

Kì vọng không như thực tế

Đặt ra những mục tiêu cả về hoàn thiện bản thân hay những thành công trong cuộc sống là điều nên làm và được khuyến khích. Nhưng việc đặt mục tiêu một cách ảo tưởng, viển vông là điều có thể giết chết hôn nhân của bạn.

Mong đợi người bạn đời của mình trở nên tốt hơn bằng cách lập ra các tiêu chuẩn quá cao là phi thực tế. Không một ai hoàn hảo cả và sớm hay muộn thì những tiêu chuẩn bạn đặt ra sẽ không đúng ở thời điểm nào đó. Khi ấy, bạn sẽ cảm thấy chồng mình thật kém cỏi, không bằng lòng còn anh ấy thì cảm thấy mình không được đánh giá cao, không được coi trọng, là chính mình.

Đừng ảo tưởng về những giá trị không thể nào đạt được. Hãy đặt ra mục tiêu dựa trên đặc điểm của chồng mình và học cách chấp nhận một vài sai sót, yếu điểm của anh ấy.

Không dám tranh luận

Luôn im lặng không phải là cách để bảo vệ hôn nhân. Để xây dựng một cuộc hôn nhân mạnh mẽ, điều quan trọng là bạn phải dám tranh luận một cách tích cực về những điều vợ chồng chưa hiểu nhau.

Nếu bạn không nói, luôn giữ trong mình, hai vợ chồng sẽ không bao giờ hiểu được đúng về đối phương, và tất nhiên sẽ không bao giờ có biện pháp hợp lí. Về lâu dài, điều này sẽ tạo ra khoảng cách và những rạn nứt trong tình cảm.

Đừng ngần ngại khi ngồi xuống và bắt đầu tranh luận về những điều hai bên chưa hiểu nhau. Hãy tranh luận một cách tích cực, trên cơ sở hòa bình, lắng nghe, tiếp thu, góp ý và sửa đổi. Sau mỗi cuộc tranh luận, chúng ta hiểu nhau hơn và dẹp bỏ sự khác biệt đó sang một bên chứ không phải tranh luận là để thêm hằn học và khó chịu về nhau.

 Luôn im lặng không phải là cách để bảo vệ hôn nhân. Để xây dựng một cuộc hôn nhân mạnh mẽ, điều quan trọng là bạn phải dám tranh luận một cách tích cực về những điều vợ chồng chưa hiểu nhau.(Ảnh minh họa)
Luôn im lặng không phải là cách để bảo vệ hôn nhân. Để xây dựng một cuộc hôn nhân mạnh mẽ, điều quan trọng là bạn phải dám tranh luận một cách tích cực về những điều vợ chồng chưa hiểu nhau.(Ảnh minh họa)

Kể lể điều xấu trong hôn nhân với người khác

Khi còn yêu, chúng ta thường hỏi ý kiến bạn bè, gia đình tư vấn khi hẹn hò. Các ý kiến của những người gần gũi nhất cho chúng ta quyết định cân nhắc, xem xét trước khi lựa chọn bạn đời. Và những gì bạn lựa chọn ngày hôm nay là kết quả của một quá trình suy nghĩ kĩ lưỡng. Nhưng… khi bạn đã là vợ chồng, chồng của bạn là người gần gũi và quan trọng nhất với bạn, do đó, nếu bạn cần phải nói gì về hôn nhân, anh ấy chứ không phải bất cứ ai khác là người đầu tiên cần phải được nghe.

Thậm chí ngay cả khi bạn có ý định tốt, nói chuyện với người khác để vơi đi bực tức trong lòng mình và về bên chồng không còn khó chịu nữa thì điều đó cũng làm suy yếu cuộc hôn nhân của bạn. Chắc chắn họ sẽ nghĩ không tốt về vợ chồng bạn và sẽ ra sao nếu như chồng bạn biết được điều này, anh ấy liệu có tổn thương hay không?

Không thảo luận về hôn nhân với chồng

Cuộc sống vợ chồng là sự gắn kết của hai người trong một gia đình, vì thế, bất cứ chuyện to, chuyện nhỏ, chuyện lớn, chuyện bé đều cần phải có ý kiến của cả hai.

Có thể là phụ nữ, bạn nắm kinh tế trong nhà nhưng trước những quyết định như mua một chiếc tivi, một chiếc xe máy hay những gì tương tự thế, bạn nên thảo luận với chồng. Tuyệt đối không nên tự quyết cho rằng không cần tới ý kiến của người kia, mình mình là đủ.

Thiếu sự gần gũi

Một số cặp vợ chồng kết thúc hôn nhân trong đỏ vỡ bởi hành vi phản bội. Nguyên nhân của điều này là có thể vợ chồng đã không gần gũi nhau, xa cách tình cảm dẫn đến có khoảng cách.

Những cuộc hôn nhân suy yếu là khi sự gắn kết tình cảm hao mòn. Trong cuộc sống hàng ngày, vợ chồng bị sa đà vào công việc, kiếm tiền hay con cái mà không dành thời gian cho nhau là cách để tự đôi bên trôi ra xa nhau hơn.

Hãy nhen nhóm lại ngọn lửa yêu thương của vợ chồng bạn, chỉ có như vậy mới không có chỗ cho bất cứ kẻ thứ ba nào xuất hiện.

Không đề cao chồng

Mối quan hệ mạnh mẽ thường xuất phát từ cảm giác họ thấy mình được coi trọng, đánh giá cao. Và cuộc hôn nhân suy yếu là khi một trong hai người thấy mình chẳng là gì trong gia đình. Khi yêu, chúng ta thường coi trọng anh ấy nhưng khi đã là vợ chồng, nhiều bà vợ lại mắc lỗi quên mất vai trò trọng đại của chồng.

Tại sao chúng ta lại quên khen ngợi bạn đời của mình khi đó là cách hiệu quả và không mất sức để tôn lên giá trị và sự cố gắng của họ.

Ai trong chúng ta cũng muốn được nghe những lời khen với những nỗ lực của mình. Khi được đánh giá cao, tự khắc mỗi chúng ta lại muốn cố gắng nhiều hơn nữa. Ngược lại, nếu sự hi sinh không được coi trọng, chẳng ai còn muốn tiếp tục thêm nữa.

Lạm dùng từ “Ly dị”

Ly hôn là một từ đại kị và nó chỉ nên được thốt ra khi hoàn cảnh đã không thể cứu vãn nổi. Tuy nhiên, thật buồn là nhiều cặp vợ chồng dùng nó như một thứ để giải thoát khỏi một cuộc cãi vã mà không cần biết điều đó có đúng hay không.

Khi bạn sử dụng nó “như cơm bữa”, bạn sẽ tạo ra cảm giác ức chế với đối phương. Họ sẽ cho rằng với bạn cuộc hôn nhân này với bạn chẳng có ý nghĩa gì và bất cứ lúc nào bạn cũng có thể vứt bỏ.
 

Theo Sam Sam (aFamily.vn/Trí thức trẻ)

Nổi bật