Tiến sĩ David Perlmutter đã mô tả chế độ ăn uống của tổ tiên chúng ta bao gồm 75% chất béo, 20% protein và carbs 5% so với chế độ ăn uống hiện tại của chúng ta là 60% carbs, 20% protein và 20% chất béo. Tiến sĩ Perlmutter cũng giải thích chế độ ăn uống thay đổi cũng là nguyên nhân dẫn đến một số vấn đề sức khỏe ngày nay bao gồm cả bệnh alzheimer, rối loạn tăng động giảm chú ý, trầm cảm, lo lắng và đau đầu mãn tính liên quan đến viêm trong cơ thể gây ra bởi carbs.
Các nghiên cứu khác cho chúng ta biết rằng bệnh béo phì ngay đã tăng gấp đôi trong 50 năm qua, không phải là vì chúng ta ăn quá nhiều chất béo mà là vì chúng ta đã tiêu thụ quá nhiều carbs và đường, ngay cả đường được tìm thấy trong trái cây và nước trái cây.
Glucose dư thừa được chuyển hóa trong cơ thể và được lưu trữ dưới dạng mỡ. Gary Taubes trong cuốn Why We Get Fat đã nói rằng "Nếu thế giới chưa bao giờ phát minh ra thuốc lá, ung thư phổi sẽ là căn bệnh hiếm gặp. Tương tự như vậy, nếu chúng ta không ăn như chế độ ăn uống có lượng carbs cao, béo phì sẽ là một căn bệnh hiếm gặp".
Ảnh minh họa |
Vì vậy, chất béo không phải là thủ phạm là thủ phạm gây ra bệnh béo phì như bạn nghĩ. Trên thực tế là:
1. Chất béo cần thiết cho sức khỏe não
Bạn có biết rằng mô não được tạo thành từ gần 60% chất béo? Một chế độ ăn ít chất béo sẽ khiến não bạn không thể hoạt động hiệu quả.
Chúng ta đã dành nhiều năm để tránh những axit béo thiết yếu, axit béo omega-3 và một số chất béo bão hòa đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe não bộ, bao gồm cả mỡ động vật tự nhiên.
Vitamin cần thiết như A, D, E và K không tan trong nước và cần chất béo để được vận chuyển và hấp thụ bởi cơ thể. Đó là những loại vitamin rất quan trọng cho sức khỏe của não và nhiều cơ quan quan trọng của chúng ta.
Vitamin D là một một yếu tố quan trọng trong việc giảm tính mẫn cảm với bệnh Alzheimer, Parkinson, trầm cảm và các rối loạn khác của não và axit béo omega-3 làm tăng cường chức năng nhận thức cũng như để cải thiện tâm trạng của bạn.
2. Chất béo giúp phổi hoạt động tốt
Phổi của chúng ta được bao phủ một chất hoạt động bề mặt mà phần lớn chứa chất béo bão hòa. Trẻ sinh non thường được bổ sung chất hoạt động bề mặt để giữ cho phổi hoạt động tốt.
Nếu không có đủ chất béo bão hòa, lá phổi của chúng ta có thể bị tổn thương. Một số nghiên cứu hiện đang chỉ ra mối liên kết giữa việc tiêu thụ ít chất béo bão hòa với bệnh hen suyễn là một hậu quả của sự phân hủy của lớp mỡ này.
Ảnh minh họa
3. Chất béo giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn
Tiến sĩ Michael và Tiến sĩ Mary Eades trong cuốn sách Good Calories, Bad Calories Calories đã viết về vai trò của chất béo bão hòa được tìm thấy trong bơ và dầu dừa với trong sức khỏe miễn dịch nói rằng "thiếu chất axit béo bão hòa trong tế bào bạch cầu sẽ cản trở khả năng nhận biết và tiêu diệt virus, vi khuẩn và nấm của tế bào này".
4. Chất béo giúp da khỏe mạnh
Chất béo chiếm phần lớn của màng tế bào và làn da của chúng ta được tạo thành từ một số lượng rất lớn các màng tế bào đó. Nếu cơ thể không tiêu thụ lượng chất béo thích hợp, da của chúng ta có thể trở nên khô và nứt nẻ, có thể khiến cơ thể chúng ta dễ lây nhiễm bệnh.
5. Chất béo tốt cho trái tim của bạn
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để chứng minh những lợi ích của việc ăn chất béo bão hòa và những chất béo chúng ta đã được khuyên nên tránh trong khoảng 50 năm trở lại đây. Một nghiên cứu đặc biệt tập trung vào một số dân cư ở quần đảo Thái Bình Dương – những người đã ăn 60% chất béo dưới dạng dầu dừa bão hòa đã không mắc bệnh tim.
Ngoài ra, chất béo cung cấp gấp đôi năng lượng so với carbs - 9 calo mỗi gram so với 4 calo mỗi gram. Vì vậy, chất béo không chỉ duy trì năng lượng cho bạn trong một thời gian dài hơn, chất béo cũng sẽ giúp bạn ăn ít hơn vì nó khiến bạn no lâu hơn.
Tuy nhiên, bạn nên tránh xa những chất béo chuyển hóa, chất này gây hại bằng cách thêm các nguyên tử hydro vào chất béo bão hòa trong quá trình làm nóng.