Những ngày này các bà, các mẹ đi chợ đều không quên mua một hoặc ba con chép để cúng ông Táo. Người Việt tin rằng, hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo chuyện bếp núc và mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.
Năm ấy vào đúng ngày 23 tháng Chạp, người vợ đang lúi húi đốt vàng mã ngoài sân thì có một người ăn xin ăn mặc tả tơi, nhem nhuốc bước vào, nhận ra đó chính là người chồng cũ mà mình từng yêu thương người vợ động lòng. Nhanh chóng vào nhà lấy tiền bạc, cơm gạo ra cho.
Người chồng mới nhìn thấy, biết chuyện, nổi cơn ghen nghi ngờ vợ. Khó xử, tuyệt vọng vì không giải thích cho chồng mới hiểu, người vợ lao vào bếp lửa tự vẫn. Người chồng cũ vì vẫn còn yêu thương, đau xót cũng nhảy vào chết theo. Người chồng mới vì ân hận nên cũng nhảy vào đám lửa đỏ rực.
Lúc ấy, trời xanh trên cao cảm động bởi tình nghĩa sâu nặng của 3 người nên phong làm vua bếp. Và từ đó, dân gian mới có câu ca rằng:
Người Việt tin rằng, hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo chuyện bếp núc, và mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Đến Giao thừa, Táo quân trở lại hạ giới để tiếp tục công việc của mình.
Từ ngày xửa ngày xưa, khi con người vẫn còn sống theo lối du mục, rồi định cư trồng lúa, làm nương, tức là lúc con người biết nấu nướng, làm chín thức ăn, con người đã tin rằng luôn có một vị thần bếp canh giữ, và ban may mắn cho gia đình. Vị thần bếp đó chính là Táo Quân.
Vì Táo Quân quanh nằm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện xảy ra, dù chuyện tốt hay chuyện dở. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.
Cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.