Vì sao chúng ta nhậu say 'quắc cần câu' lại thường không nhớ gì khi tỉnh rượu?

02/12/2019 08:00:00

Say “quắc cần câu”, hay nếu dùng sính ngữ thì gọi là “blackout drunk”, là trạng thái khi uống say tới mức không còn đủ khả năng điều khiển cơ thể mình nữa. Mặc dù vẫn biết những gì xảy ra xung quanh, nhưng đến sáng hôm sau thì không tài nào nhớ được làm sao về được đến nhà, thay quần áo rồi đi ngủ.

Vì sao chúng ta nhậu say 'quắc cần câu' lại thường không nhớ gì khi tỉnh rượu?

Bộ nhớ của não chúng ta hoạt động như thế này. Mỗi khi giác quan con người trải nghiệm được một thứ mới, như một cuộc hội thoại, hay cầm nắm một đồ vật nào đó, thùy trước trán sẽ lưu giữ những thông tin này theo dạng trí nhớ ngắn hạn. Sau đó hồi hải mã (hippocampus) của não trước sẽ xâu chuỗi những thông tin ngắn hạn đó để tạo thành ký ức dài hạn.

Quan trọng nhất là quá trình biến trí nhớ ngắn hạn thành ký ức dài hạn đòi hỏi những nơ ron dẫn truyền thần kinh đặc biệt. Đến lúc này cồn phát huy tác dụng, khiến những nơ ron này không thể làm việc hiệu quả. Từ đó dẫn tới việc, nhậu say ngủ dậy không nhớ gì là chuyện bình thường.

Ví dụ, một người nặng 73kg, uống 8 ly vodka nhỏ trong vòng 1 tiếng. Nồng độ cồn trong máu là 0,2%, cao gấp đôi mức cho phép khi lái xe đối với luật giao thông ở nhiều quốc gia. Khi ấy não bộ vẫn sẽ lưu trữ được vài ký ức.

Sáng hôm sau ngủ dậy những ký ức đó không được hồi hải mã xâu chuỗi, nên chúng rời rạc và khó hiểu. Nếu tiếp tục uống với tốc độ như vậy, nồng độ cồn trong máu sẽ tăng lên 0,3% sau 1 tiếng rưỡi, hồi hải mã ngừng hoạt động. Đối với nhiều người, uống thêm sẽ có nguy cơ gây hại cho gan và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này kể cả khi say, trí nhớ dài hạn không bị cồn gây ảnh hưởng, chúng ta vẫn trò chuyện trao đổi với bạn bè, cho dù câu chữ không bình thường cho lắm. Lý do là bên cạnh thùy trước trán ghi lại trí nhớ ngắn hạn, rượu có khả năng gây ảnh hưởng tới những phần khác của não, đảm nhiệm việc đưa ra quyết định và lý luận thông thường.

Tất nhiên, không phải ai ăn nhậu cũng sẽ “quắc cần câu” như mô tả ở trên. Có nhiều yếu tố quyết định tới việc say nhanh hay say chậm, ví dụ như gen, giới tính, cân nặng,… 

Dung (Nguoiduatin.vn)