Đối với dân tộc ta, chữ Hiếu được xem là một trong những thước đo phẩm chất của con người. Và một trong những cách thể hiện cho tròn chữ hiếu đó là việc thờ cúng tổ tiên, ông bà. Trong quan niệm dân gian, mặc dù ông bà đã chết nhưng linh hồn vẫn còn sống về phù hộ con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nên những dịp lễ Tết, người ta thường hay mời ông bà về chung vui với mình. Đó là sợi dây vô hình nối giữa người còn sống và người đã chết.
Thờ cúng tổ tiên, ông bà là tấm lòng biết ơn của người còn sống đối với tiền nhân – những người đã có công sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ mình nên người. Ngoài ra, nó cũng là một nét đẹp truyền thống, đạo lý sâu xa của dân tộc về việc giáo dục chữ Hiếu, nguồn cội cho cháu con, nhắc nhở họ nhớ về những kỷ niệm, công đức của ông bà.
Ảnh minh họa |
Chính vì lẽ đó mà từ nhà giàu sang cho đến gia đình nghèo khó đều đặt bàn thờ gia tiên ở nơi trang trọng nhất, ngay chính giữa nhà, như là sự tôn kính tuyệt đối của mình đối với vong linh những vị tổ tiên trong gia đình.
Vì vậy vào các dịp đầu năm mới, ngày giỗ, con cháu tề tựu đông đủ việc cúng tổ tiên được tổ chức long trọng.
Vào đúng giao thừa, người ta đặt thức cúng lên bàn thờ gia tiên, thắp hương tưởng niệm, khấn vái, rước ông bà về nhà cùng con cháu vui xuân.
Có hai cách rước gia tiên về ăn tết:
Cách thứ nhất là con cháu phải chỉ làm cỗ dâng cúng gia tiên vào trưa ngày 30 Tết, khấn vái mời các vụ về dự hưởng tại nhà.
Cách thứ hai là chiều ngày 30 Tết, gia chủ và người thân trong gia đinh ra mộ, sửa sang, dọn sạch và thắp hương khấn mời tổ tiên về nhà cùng con cháu đón Tết.
Sau khi rước các vụ về, cúng gia tiên xong cả nhà quây quần ăn tất niên vui vẻ.
Trong mấy ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên luôn luôn có sự hiện diện của tổ tiên. Để giữ cho hương khỏi bị tắt, từ chiều 30 Tết, người ta thường dùng hương vòng hoặc hương sào.
Hương vòng là hương một cuộn có thể thắp được suốt đêm tới sáng, còn hương sào là một cây hương thật to, có thể thắp được suốt ngày mới hết.
Bài cúng gia tiên mời tổ tiên ngày 30 về ăn tết như sau:
Hôm nay, ngày.... tháng.... năm...
Tại: ....
Tín chủ con là..... cùng với toàn gia kính bái..
Nay nhân ngày....
Kính cẩn sắm một lễ gồm... gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:
Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.
Trước linh vị của....
Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.
Kính cáo: thô, địa, chư vị linh thần.
Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.
Cẩn cáo!
Sau khi rước các cụ về nhà, đợi cháy hết tuần hương, cỗ cúng được hạ xuống, cả nhà quần tụ xung quanh mâm cơm tất niên vui vẻ và trịnh trọng.
Điều quan trọng là mọi thành viên trong gia đình, kể cả những người đi xa, đều có có mặt để hàn huyên mọi chuyện vui buồn xảy ra trong năm, hơn nữa, bàn cách giúp đỡ nhau trong việc làm ăn sắp tới...