Tháng cô hồn: Sự thật đi đêm không ngoảnh đầu lại vì ma trêu?

25/08/2015 13:47:48

Đi đêm tối không quay đầu ngoảnh lại, không huýt sáo, đêm ngủ có người gọi tên không nên thưa... là những kiêng kỵ trong tháng cô hồn (tháng 7) được người dân truyền tai nhau. Liệu những điều này có phải sự thật?

 Đi đêm tối không quay đầu ngoảnh lại, không huýt sáo, đêm ngủ có người gọi tên không nên thưa... là những kiêng kỵ trong tháng cô hồn (tháng 7) được người dân truyền tai nhau. Liệu những điều này có phải sự thật?

Có rất nhiều điều kiêng kỵ được mọi người lan truyền không nên làm trong tháng cô hôn, trong đó có kiêng cắt tóc tháng cô hồn. Vì sao nhiều người kiêng cắt tóc tháng cô hồn, liệu kiêng như vậy có đúng không?

Cho rằng tháng 7 là tháng cô hồn mang lại nhiều xui xẻo, trên nhiều các diễn đàn mạng, mọi người đang chia sẻ rất nhiều những kiêng kỵ tháng cô hồn . Một trong những kiêng kỵ được nhiều người bàn luận sôi nổi là đi đêm tối không quay đầu ngoảnh lại, không huýt sáo.

Phần đông cho rằng, ban đêm là lúc ma quỷ ra đường nên cần tránh xa kẻo bị bắt mất. Ngoài ra, rất nhiều người kiêng tới nỗi không dám lái xe vào ban đêm. Họ sợ sự va chạm, xúc phạm tới quỷ thần và có thể reo rắc vận rủi sau này. Trong tháng 7 nếu đi qua nơi vắng vẻ mà quay đầu lại thì ma quỷ sẽ được thể trêu chọc, khiến con người cảm thấy bất an. Tốt nhất không nên đi một mình đến chỗ vắng.

Ngoài ra, mọi người cho rằng tránh huýt sáo vào ban đêm. Khi đi bộ và cảm thấy hạnh phúc, bạn có thể bắt đầu một cách vô thức huýt sáo một giai điệu nào đó. Theo những người lớn tuổi, làm như vậy chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của những linh hồn lang thang, sau đó bám theo bạn về nhà.
 

Tháng cô hồn đi đêm tối không quay đầu ngoảnh lại chỉ là kiêng kỵ theo tín ngưỡng dân gian. Ảnh minh họa

Vậy vì sao đi đêm tối không quay đầu ngoảnh lại, không huýt sáo? Ông Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng, rằm tháng 7 là một tín ngưỡng dân gian và liên quan rất nhiều tới các linh hồn, quỷ đói nên trong văn hóa người Việt ta có rất nhiều điều kiêng kỵ mỗi dịp tháng cô hồn tới. Tuy nhiên đó chỉ là tín ngưỡng của dân gian, còn về mặt khoa học không phải vậy.

Việc đi đêm tối không quay đầu ngoảnh lại vì sợ ma quỷ trêu trọc không đúng, đó chỉ là người nhát gan, thần hồn nát thần tính. Khi đi qua chỗ vắng, chúng ta thường có cảm giác “hình như” có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình nhưng đó chẳng qua là bước chân của chính ta và do con người tưởng tượng ra các thứ nên sợ sệt. Nếu ma có đi theo thì theo nghiệp của từng người. Làm việc xấu với nó thì chẳng đi đêm hay huýt sáo đêm nó cũng theo. Có ân báo ân, có oán báo oán. Nếu chúng ta làm điều thiện, điều lành thì chả sao.

Hơn nữa, quan niệm này nhằm mục đích giáo dục mọi người không nên đi đêm. Không phải chỉ tháng 7 mà tháng nào mọi người cũng không nên đi đêm. Người đi đêm chỉ có thể làm điều xấu nếu việc đi đó không thật sự cần thiết.

“Hay việc mọi người truyền nhau kiêng kỵ tháng cô hồn không cắt tóc, đêm ngủ có người gọi tên không nên thưa vì đó là ma rủ đi cũng chỉ là quan niệm. Do chúng ta hoảng loạn, ban ngày lo nghĩ quá. Thường thì ngày lo nghĩ, nhắc gì nhiều về điều gì khi nằm ngủ rất dễ tái hiện. Nếu ái có nhỡ thưa cũng chẳng sao cả. Mình tịnh tâm, niệm phật thì không có gì phải đáng sợ” – ông Khanh lý giải.

Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian khuyên rằng, mọi người cần sáng suốt nhìn nhận không nên quá kỹ tính kiêng khem, sinh mê tín bởi những quan niệm này chưa được bất kỳ khoa học nào chứng minh là đúng. Tháng nào trong năm cũng như nhau, nếu chúng ta sống bằng tâm, đức, không lừa lọc và dối trá thì không cần thiết phải lo lắng, sợ hãi hay phải kiêng kỵ điều gì.
 
>> Thực hư chuyện tránh tà trong tháng “cô hồn”
>> Cúng cô hồn thế nào mới đúng?
>> Vì sao phải kiêng nhặt tiền rơi trong tháng cô hồn?
>> "Tháng cô hồn" và những điều kiêng kỵ được lan truyền
>>Cách cúng cô hồn rằm tháng 7 ai cũng nên biết
 
Theo H.My (Gia Đình & Xã Hội)