Sốc trước nhóm chat của học sinh cấp 1: Cô giáo lập nhóm để ôn thi nhưng các em toàn nói chuyện tục tĩu, bàn luận vấn đề nhạy cảm khiến phụ huynh không tin nổi

14/09/2020 18:16:01

Thay vì nói chuyện học hành, chia sẻ bài vở thì các cô cậu học trò nhỏ lại nói toàn về những vấn đề nhạy cảm và có nhiều ngôn từ tục tĩu.

Tuổi học trò vốn gắn liền với những điều ngây thơ, hồn nhiên và trong sáng. Tuy nhiên thời gian gần đây, không ít bậc cha mẹ giật mình khi phát hiện ra con lớn quá nhanh và có những ngôn từ, hành động không đúng với lứa tuổi.

Nếu ngồi ở quán xá gần các cổng trường học, người lớn không khỏi choáng váng khi nghe thấy những cô cậu học trò cấp 3, cấp 2, thậm chí cả cấp 1 vô tư chửi bậy và nói về chuyện quan hệ tình dục. 

Mới đây nhất, một phụ huynh phát hiện ra nhóm chat của con mình và các bạn cùng lớp. Những đứa trẻ lớp 5 được cô giáo lập nhóm chat để ôn thi. Nhưng thay vì nói chuyện học hành, chia sẻ bài vở thì các cô cậu học trò nhỏ lại nói toàn về những vấn đề nhạy cảm, chuyện "người lớn" và có nhiều ngôn từ tục tĩu. 

Sốc trước nhóm chat của học sinh cấp 1: Cô giáo lập nhóm để ôn thi nhưng các em toàn nói chuyện tục tĩu, bàn luận vấn đề nhạy cảm khiến phụ huynh không tin nổi
Những tin nhắn phản cảm của các em học sinh tiểu học.

Sốc trước nhóm chat của học sinh cấp 1: Cô giáo lập nhóm để ôn thi nhưng các em toàn nói chuyện tục tĩu, bàn luận vấn đề nhạy cảm khiến phụ huynh không tin nổi - 1

Sốc trước nhóm chat của học sinh cấp 1: Cô giáo lập nhóm để ôn thi nhưng các em toàn nói chuyện tục tĩu, bàn luận vấn đề nhạy cảm khiến phụ huynh không tin nổi - 2
Đoạn chat khiến nhiều phụ huynh rùng mình.

Những tin nhắn này sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến không ít bậc phụ huynh choáng váng nặng. Nhiều người bày tỏ sự lo lắng: Không biết con em mình khi ở nhà thì ngoan ngoãn nhưng trong môi trường tập thể, ở ngoài xã hội thì có giống như này hay không? Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng không biết phải giải quyết ra sao nếu con em mình cũng như vậy.

Sốc trước nhóm chat của học sinh cấp 1: Cô giáo lập nhóm để ôn thi nhưng các em toàn nói chuyện tục tĩu, bàn luận vấn đề nhạy cảm khiến phụ huynh không tin nổi - 3

Sốc trước nhóm chat của học sinh cấp 1: Cô giáo lập nhóm để ôn thi nhưng các em toàn nói chuyện tục tĩu, bàn luận vấn đề nhạy cảm khiến phụ huynh không tin nổi - 4

Sốc trước nhóm chat của học sinh cấp 1: Cô giáo lập nhóm để ôn thi nhưng các em toàn nói chuyện tục tĩu, bàn luận vấn đề nhạy cảm khiến phụ huynh không tin nổi - 5
Phụ huynh sốc nặng khi đọc những tin nhắn nhạy cảm của các học sinh lớp 5.

Bố mẹ phải làm gì khi trẻ có những ngôn từ tục tĩu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc một đứa trẻ nhỏ nói tục, chửi bậy. Đó có thể là sự bắt chước khi vô tình nghe ai đó nói. Đó cũng có thể là học lỏm từ phim ảnh, các clip với nội dung không đúng đắn ở trên mạng xã hội, youtube. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường cũng cực kỳ quan trọng. Nhiều khi trẻ vốn không nói bậy nhưng khi tất cả bạn bè xung quanh đều nói thì trẻ dễ bị cuốn theo để không trở thành kẻ khác biệt và cũng để chứng tỏ bản thân.

Muốn con sửa được việc xấu này thì trước hết, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân vì sao con nói tục, từ đó có cách uốn nắn thích hợp. Bố mẹ cũng không nên phản ứng thái quá như quát mắng, đánh đòn con bởi những hành động này dễ gây hậu quả ngược. Con chẳng những không hiểu được mình sai ở đâu, sai chỗ nào mà trái lại còn có những hành vi tiêu cực hơn để chống đối bố mẹ. 

Sốc trước nhóm chat của học sinh cấp 1: Cô giáo lập nhóm để ôn thi nhưng các em toàn nói chuyện tục tĩu, bàn luận vấn đề nhạy cảm khiến phụ huynh không tin nổi - 6

 

Thay vào đó, hãy từ từ giảng giải cho con biết, những từ con nói là không được phép và sẽ bị phạt nếu còn tiếp tục. Hãy cho con biết: Chẳng ai yêu quý một đứa trẻ nói tục và xúc phạm người khác. Trong trường hợp con hiểu ra và sửa chữa hành vi, bố mẹ cũng cần có lời ngợi khen, phần thưởng khích lệ. 

Quan trọng nhất, bố mẹ cần phải làm gương cho con. Nếu bố mẹ dạy con không được nói tục chửi bậy mà chính mình lại thốt ra những lời này thì con sẽ chẳng bao giờ sửa sai được.

Theo Tường Vy (Pháp Luật & Bạn Đọc)