Rùng rợn: Thí nghiệm “gọi” hồn ma xuất hiện trong thế giới thực

07/07/2015 14:06:27

Bạn đã bao giờ nghe một câu nói rằng nếu chỉ cần tin vào hồn ma, nghĩ về hồn ma thì chúng sẽ đến bên bạn? Dù bạn đã nghe hay vừa nghe thì bạn sẽ phải ngạc nhiên khi nó đã được kiểm nghiệm là đúng vào năm 1972 dù còn có nhiều tranh cãi.

Bạn đã bao giờ nghe một câu nói rằng nếu chỉ cần tin vào hồn ma, nghĩ về hồn ma thì chúng sẽ đến bên bạn? Dù bạn đã nghe hay vừa nghe thì bạn sẽ phải ngạc nhiên khi nó đã được kiểm nghiệm là đúng vào năm 1972 dù còn có nhiều tranh cãi.


Với ý tưởng tạo ra một linh hồn nhằm chứng minh giả thuyết cho rằng con người có thể tạo ra những thực thể siêu tự nhiên thông qua suy nghĩ, trí tưởng tượng và hình dung, vào năm 1972, một nhóm các nhà cận tâm lý của Canada đã tiến hành một “buổi gọi hồn kì quặc”.

Theo đó, họ đã “hư cấu” nên một người không có thực và gắng “giao tiếp” với nhân vật đó bằng cách gọi hồn. Nhân vật được “hư cấu” có tên là Philip Aylesford, sinh năm 1624 tại Anh, đi lính từ nhỏ và đã có hàm tước khi mới 16 tuổi. Philip trở thành một gián điệp do vua Charles II cử đi trong cuộc nội chiến Anh.

Philip có một cuộc sống hôn nhân khá phức tạp. Ban đầu, ông kết hôn với Dorothea nhưng cuộc hôn nhân này không như ý. Trong lúc chán nản, Philip đã đem lòng yêu một cô gái Digan. Tuy nhiên, cô này lại bị cáo buộc là phù thủy và bị buộc thiêu sống. Tuyệt vọng đến cùng cực, Philip đã tự tử khi ông mới 30 tuổi.

Sau khi đã tạo nên nhân vật tưởng tượng này, các nhà cận tâm lý đã tiến hành thử nghiệm thực tế dưới sự chỉ đạo của nhà quỷ học – tiến sĩ Owen – tại Canada vào năm 1972.

Lúc đầu, nhóm nghiên cứu ngồi quanh chiếc bàn tròn trong điều kiện bình thường nhưng không có gì xảy ra. Sau đó, nhóm chuyển qua một ăn phòng khác có ánh đèn yếu hơn, xung quanh có gắn các bức tranh thời cổ giống như lâu đài của Philip.

Sau một số thử nghiệm thất bại, một vài người trong nhóm đã có thể “kết nối” được với Philip nhưng chỉ thông qua tiếng gõ bàn (đúng là gõ, sai/không trả lời là không gõ) thay vì dưới dạng “linh hồn” hay “bóng ma”.

Tài liệu sau đó ghi lại cho thấy, Philip đã trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi về những gì các nhà khoa học đưa ra trước đó. Tuy nhiên, ông lại không trả lời thêm bất cứ điều gì khác. Sau đó, nhóm kết luận rằng chính hiện tượng “vô thức tập thể” - một hiện tượng xảy ra do sự kỳ vọng của những người tham gia – chính là nguyên nhân khiến tay họ di chuyển và gõ một cách vô thức.
 
 

Tiếp sau đó, nhóm vẫn tiếp tục “gọi hồn” nhân vật này và lần này, họ đã chứng kiến nhiều sự việc kì lạ: chiếc bàn mà nhóm ngồi trượt từ bên này qua bên kia, thậm chí bay lên và đuổi theo một số người đang có mặt, dù mọi người ngồi yên trước đó, không kéo đẩy gì. Và nhóm đã không thể lý giải cho hiện tượng này.

Đến 1974, một thí nghiệm tương tự được thực hiện lại bởi tiến sĩ Owen dưới sự chứng kiến của hơn 50 người và được truyền hình trực tiếp. Lần này, người ta nghe thấy các âm thanh phát ra rất rõ, bao gồm cả tiếng gõ và tiếng đập bàn, ánh đèn trong phòng liên tục chớp sáng rồi tắt. Thậm chí, những tiếng thì thầm được phát ra khá nhỏ.

Những lời giải thích

Ngay sau khi thí nghiệm xảy ra, rất nhiều giả thuyết hình thành để lí giải. Một số nhận định cho rằng, đó là hành động vô thức và nó có thể chịu trách nhiệm cho nhiều loại hình của hiện tượng siêu tự nhiên, trong đó có việc “liên lạc” với thế giới tâm linh.

Vậy tại sao ta lại có thể gọi hồn được một nhân vật “hư cấu”? Một số giải thích cho rằng đó là do một linh hồn ác quỷ nào đó đã “chiếm lĩnh” nhân vật này và “hiện hồn” về.

Tuy nhiên, những nhà khoa học khác lại cho rằng nó là một trò bịp bợm và kĩ xảo là thứ mà nhóm thí nghiệm đưa ra để “lòe” mọi người. Họ cho rằng nhóm đã sử dụng những sợi dây cước nhỏ để thực hiện việc chiếc bàn nghiêng ngả, bay lên…

Mặc dù vậy, nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học tâm linh rất kì vọng vào kết quả thí nghiệm này. Hiện họ vẫn tiếp tục nghiên cứu và kì vọng một ngày có thể liên lạc được với “thế giới bên kia”.

Theo Wikipedia, Ma là một khái niệm trừu tượng, một phần phi vật chất của một người đã chết hay hiếm hơn là một động vật đã chết. Ma có hình hài "trắng bạc", "cái bóng lờ mờ", "nửa trong suốt"… không có hình dạng nhất định như cơ thể sống con người. Thực tế thì khi nói đến ma người ta chỉ nghĩ đến những vật thể phi hình dáng, khó làm hại người.
 
Một số trường hợp ma xuất hiện rõ ràng, có hình dáng cụ thể, hành động (đi lại, nói chuyện) như người bình thường, thậm chí làm người sống có gặp cũng không biết đã gặp ma hoặc hù dọa làm người bình thường sợ hãi.
 
Theo T.Hằng (Yan.vn/SKCĐ)

Nổi bật