Rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của người Việt, cũng là ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Vào ngày này, mọi người thường lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành cho gia đình.
Rằm tháng Giêng 2019 là ngày nào? Rằm tháng Giêng năm nay rơi vào ngày 12 tháng 1 Dương lịch. Ngày này thích hợp cho việc đính hôn, cúng tế, cầu phúc, cầu tự, tắm gội, nhận con nuôi, thăm hỏi người thân bạn bè, nhập học, chữa bệnh, đào giếng, xây đắp ao hồ, mua gia súc. Kị kết hôn, nhập trạch, tang lễ, an táng.
Hầu như các gia đình Việt đều thực hiện lễ cúng rằm tháng Giêng để tạ ơn thần linh, tổ tiên đã che chở, phù hộ, đồng thời gửi gắm các tâm nguyện trong năm mới, vì vậy, bạn nên tìm hiểu cách cúng rằm tháng giêng đúng, chuẩn nhất để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho lễ cúng, giúp lễ cúng trở nên linh thiêng và có ý nghĩa hơn.
Cách cúng rằm tháng giêng đúng, chuẩn nhất sẽ giúp bạn có thể rước được tài lộc về cho gia đình trong dịp năm mới, trong đó, cách cúng chuẩn sẽ bao gồm toàn bộ những công việc liên quan đến lễ cúng như chuẩn bị mâm cúng, chuẩn bị văn khấn,...
Điều mà mọi người cũng quan tâm đó là rằm tháng Giêng 2019 cúng giờ nào tốt để cả năm phúc lộc đầy nhà?
Rằm tháng Giêng năm 2019 là ngày Đinh Hợi, tuy được xem là ngày Hắc đạo nhưng trong ngày vẫn có nhiều cát tinh hội tụ, lại có trực Thu, biểu trưng cho việc thu hoạch tốt. Trong ngày có các khung giờ hoàng đạo sau: Tân Sửu (1h-3h), Giáp Thìn (7h-9h), Bính Ngọ (11h-13h), Đinh Mùi (13h-15h), Canh Tuất (19h-21h), Tân Hợi (21h-23h). Dù là ngày Hắc đạo nhưng nếu chọn giờ tốt để hành sự thì vẫn có thể đạt được mong muốn.
Thời gian làm lễ cúng rằm tháng Giêng 2019 tốt nhất chính là vào giờ Ngọ, từ 11h trưa đến 1h chiều ngày chính Rằm. Dân gian tin rằng đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại bận rộn, rằm tháng Giêng 2019 rơi vào 19/2 dương lịch, là ngày thứ 3, ngày đi làm trong tuần nên không phải gia đình nào cũng có thể sắp xếp công việc để làm lễ cúng trong khung giờ này được.
Gia chủ không sắp xếp thực hiện được lễ cúng trong giờ Ngọ hôm đó cũng đừng quá hoang mang lo lắng. Việc thờ cúng cốt ở tâm thành, bạn có thể làm lễ cúng từ ngày 14 tháng Giêng, tức ngày 18/2 dương lịch. Song nên nhớ rằng lễ cúng rằm nên cố gắng làm xong xuôi trước 7h tốt ngày 19/2 dương lịch, tức ngày Chính rằm nhé.
Ngoài ra, trong lễ cúng Rằm tháng Giêng, mâm cúng là quan trọng nhất, cần phải chuẩn bị cẩn thận và đầy đủ đúng theo phong tục. Tuy vậy, theo các chuyên gia văn hóa, mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng không cần phải quá cầu kỳ và tùy theo điều kiện từng gia đình để thực hiện.
Điều quan trọng trong lễ cúng Rằm tháng Giêng là mọi người đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn đối với ông bà, tổ tiên và cầu mong một năm an lành, may mắn.
Thông thường, vào ngày này mọi người thường sắm hai lễ, một là lễ cúng gia tiên và hai là lễ cúng Phật. Trong đó, lễ cúng Phật thường là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến. Cúng Gia tiên có thể làm các món ăn mặn với các món ăn truyền thống của người Việt.
Sau khi chuẩn bị các đồ cúng xong, bạn thắp hương và đọc bài khấn mà mình đã chuẩn bị thể hiện được ước nguyện của mình. Trong bài văn khấn, các bạn cần nói rõ tên các vị thần linh, nếu cúng tổ tiên thì phải nói rõ tên của dòng họ, cầu xin tổ tiên phù hộ cho con cháu có được những may mắn trong dịp năm mới.
Theo Mai Mai (Khỏe & Đẹp)