Những lỗi lớn nhất bạn sẽ mắc phải khi được làm lãnh đạo

29/01/2015 09:18:24

Càng nhiều thời gian trên vị trí lãnh đạo, bạn sẽ càng học hỏi được điều gì nên làm và không nên làm cho đội ngũ của mình

Càng nhiều thời gian trên vị trí lãnh đạo, bạn sẽ càng học hỏi được điều gì nên làm và không nên làm cho đội ngũ của mình.
Trong khi phong cách lãnh đạo của mỗi người là duy nhất và không có con đường nào là hoàn hảo thì có những sai lầm lớn mà phần lớn ai cũng có thể mắc phải. 7 lỗi mà hầu hết các nhà lãnh đạo mắc phải: Giữ lại những phản hồi, Không làm rõ tầm nhìn, Không hiểu động lực thực sự của mỗi nhân viên, Không nắm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của đội bạn, Thiếu một cấu trúc mục tiêu, Là người lạnh lùng và Cố gắng tự mình làm mọi thứ.
 
 
Thiếu một cấu trúc mục tiêu

Lãnh đạo là việc dẫn dẵn trực tiếp những cá nhân đối tới một loạt các thành tích. Nếu những thành tựu lý tưởng không được xác định, nhóm của bạn sẽ không biết họ đang làm vì điều gì và công việc của họ trở nên mơ hồ, khó khăn.

Thiết lập một tầm nhìn tổng thể là một trong những yếu tố của cấu trúc này nhưng bạn cũng cần một hệ thống các mục tiêu rõ ràng. Điều này có nghĩa là có một mục tiêu lớn, mục tiêu trung tâm, những mục tiêu nhỏ hơn, chuỗi mục tiêu gia tăng và những mục tiêu trung gian ở giữa. Khi nhóm của bạn dành được một mục tiêu, hãy ăn mừng và tiếp tục tiến lên. Nếu thất bại, hãy điều tra, cân nhắc lại tại sao và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu tiếp sau đó. Cấu trúc này sẽ giữ cho đội ngũ của bạn đi đúng hướng, là xương sống cho tất cả các công việc nội bộ của bạn và những nỗ lực cá nhân.

Là người lạnh lùng

Có những người tranh cãi rằng cá tính này là thứ không ảnh hưởng nhiều đến sự thành công trong thế giới công việc. Tuy nhiên là một nhà lãnh đạo vô cảm có thể có ảnh hưởng bất lợi cho đối với đội ngũ của bạn. Nếu bạn đang xem là lạnh lùng hoặc vô tình, các thành viên trong nhóm của bạn sẽ bị đe dọa bởi chính bạn và có thể cảm thấy rằng họ không thể là mối quan tâm quan trọng của bạn. Từ đó họ cảm thấy không có giá trị.

Giải pháp giải quyết vấn đề này là trở nên thân thiện với đội ngũ của bạn. Hãy hỏi xem họ đang làm gì, trở nên cởi mở và hài hước. Đừng cố gắng biến tất cả thành viên trong nhóm thành những người bạn tốt nhất của bạn nhưng hãy tích cực trau dồi mối quan hệ với mọi người trong văn phòng.

Cố gắng tự mình làm mọi thứ

Đây là một vấn đề phổ biến với các lãnh đạo, đặc biệt là những người mới lần đầu trên vị trí này. Một động lực phổ biến cho cố gắng này là bạn có niềm tin bản thân mình là người duy nhất có khả năng xử lý các nhiệm vụ chính. Bạn có thể nhìn nhận những nhân viên không thể xử lý do thiếu kinh nghiệm hoặc khả năng của họ. Tuy nhiên, nếu điều này là đúng thì bạn đang có vấn đề lớn về nền tảng đội ngũ.

Bạn cần xây dựng một nhóm mà bạn có thể tin tưởng để giao các nhiệm vụ. Bạn có một đội ngũ và điều quan trọng là phải tối ưu họ. Nếu bạn không thể, bạn cần phải có một chiến dịch tái cơ cấu. Tuy nhiên trước khi thực hiện bất cứ hành động nào như sa thải, hãy nhìn sâu vào bản thân bạn và tự hỏi liệu có phải đơn thuần bạn đang níu giữ hết mọi việc vì lo sợ sự phân quyền.

Bạn sẽ không bao giờ có một nhà lãnh đạo hoàn hảo, và bạn sẽ không bao giờ có một đội bóng hoàn hảo. Hãy nhận thức những thói quen và tính cách của chính mình và điểu chính chúng nhằm tránh mắc những sai lầm trên. Bạn dành càng nhiều thời gian trên vị trí lãnh đạo, bạn sẽ càng học hỏi được điều gì nên làm và không nên làm cho đội ngũ của mình.
 
>> 5 đặc điểm để nhận ra ai là người hạnh phúc
 
Theo Thảo Nguyên (Cafebiz.vn/Trí Thức Trẻ)

Nổi bật