Những đồ chơi phát triển 8 loại trí thông minh của trẻ

18/09/2015 16:09:38

Con người từ khi sinh ra đã sở hữu 8 loại trí thông minh. Việc cha mẹ lựa chọn đồ chơi thông thái là cách giúp trẻ phát triển 8 trí thông minh.

Con người từ khi sinh ra đã sở hữu 8 loại trí thông minh. Việc cha mẹ lựa chọn đồ chơi thông thái là cách giúp trẻ phát triển 8 trí thông minh.

Trẻ nhỏ sinh ra sẽ có 8 trí thông minh

 
8 loại trí thông minh ở trẻ

PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh (Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục và phát triển tiềm năng con người) cho rằng, mỗi đứa trẻ ra đời đều có loại hình thông minh này hoặc loại hình thông minh khác trong 8 loại hình thông minh của con người.

Chúng có thể nổi trội đặc biệt ở một khả năng nào đó nhưng cũng có thể sở hữu nhiều loại hình thông minh khác nhau.

Đồ chơi là một trong những cách giúp trẻ kích thích 8 loại trí thông minh này.

- Thông minh ngôn ngữ: Nhạy cảm với ngữ nghĩa, nhịp điệu, âm thanh của các từ.Điển hình là những phóng viên, nhà văn, nhà thơ, người kể chuyện, luật sư... họ yêu thích các cách sử dụng âm thanh của từ ngữ, có khả năng nhớ các sự kiện.

- Thông minh logic toán học: Là trí thông minh đối với những con số và sự logic. Đây là trí thông minh của những nhà khoa học, kế toán viên và những nhà lập trình máy tính.

- Thông minh về không gian: Nhạy cảm sắc bén với những chi tiết cụ thể trực quan, suy nghĩ bằng hình ảnh, hình tượng, có khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo những góc độ khác nhau của thế giới không gian trực quan dưới dạng hình ảnh đồ họa.

- Thông minh về âm nhạc: Có khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các nhịp điệu.

- Vận động cơ thể: Là loại thông minh của chính năng lực cơ thể, khả năng điều khiển các hoạt động thân thể của con người và thao tác cầm nắm các vật thể một cách khéo léo.

- Năng lực tương tác xã hội: Là năng lực hiểu, cảm nhận, làm việc và tương tác tốt với người xung quanh, cộng đồng. Có khả năng nhìn sự việc dưới góc độ, quan điểm của người khác.

Ngoài ra là năng lực tự nhận thức bản thân và thông minh tự nhiên.

Chọn đồ chơi tương thích

Theo, PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ An, các loại hình thông minh trên thường tương tác, hỗ trợ với nhau. Tùy theo việc cha mẹ muốn trẻ phát triển trí thông minh nào sẽ phải chọn loại đồ chơi phù hợp. Khi cha mẹ lựa chọn đồ chơi nhằm vào mục đích phát triển trí thông minh nào cũng sẽ kích thích thêm một vài trí thông minh khác. Trí thông minh nổi trội được phát triển sẽ kéo theo phát triển các trí thông minh khác.

Chơi đồ chơi là cách cho trẻ phát triển các trí thông minh. Ảnh minh họa

 
Chẳng hạn, cha mẹ muốn con phát triển khả năng vận động thì cha mẹ nên mua đồ chơi cho trẻ phát triển cơ tay. Hãy chọn xếp hình bằng gỗ nhưng có phát ra âm thanh để cho trẻ lắc, hoặc cho khúc gỗ đó vào hộp trống lắc cho trẻ nghe. Có thể cho vài hòn bi vào chai nhựa trong suốt để cho trẻ cầm lắc vừa để phát triển cơ tay vừa phát triển thông minh âm nhạc…

Để trẻ phát triển thông minh ngôn ngữ, cha mẹ cần thường xuyên giao tiếp với trẻ, chơi trò chơi ngôn ngữ với bé chẳng hạn như cách đánh vần các từ hoặc tìm các từ liên quan đến một chủ đề nhất định. Thường xuyên đọc sách, kể chuyện cho con. Đồ chơi kể chuyện chỉ riêng ngôn ngữ từ nói được hội thoại sẽ không có tác dụng được trí thông minh của trẻ.

Phát triển trí thông minh toán học nên cho bé chơi các loại đồ chơi lắp ghép. Cùng bé chơi trò đếm số hoặc đố vui. Tầm 2- 3 tuổi có thể chơi mô hình tàu điện, ghép hình, xếp hình, chơi xếp đồ vật thành các nhóm có đặc tính tương tự nhau và cụ thể hóa bằng cách giúp bé tạo ra những đồ thị, vẽ trên giấy hình ảnh các món vật dụng đó.

“Quan trọng nhất của đồ chơi chính là dùng nó như một công cụ để cha mẹ và con cái trò chuyện hay là tương tác với nhau. Với một đồ chơi cha mẹ có thể biến hóa nó thành nhiều đồ chơi khác nhau. Hoặc dùng các dụng cụ đơn giản, đồ bỏ đi tạo ra đồ chơi cho con nhằm phát triển 8 loại hình trí tuệ. Để phát hiện trẻ có khả năng nổi trội nào, cha mẹ cần quan sát. Trẻ thường bộc lộ cảm xúc rất rõ ràng khi chơi đùa. Hãy để ý xem bé thích chơi trò ngôn ngữ, vẽ tranh, chơi các hình khối, hát hò hay đếm số. Thích chơi chung với người khác hay một mình. Cho trẻ thử qua nhiều loại trò chơi, đồ chơi khác nhau và hãy để bé tự xoay sở, khám phá khi chơi” – NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh khuyên.
 
>> Cách dạy con của bố mẹ ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới
 
Theo P.Thuận (Gia Đình & Xã Hội)

Nổi bật