Cân nhắc trước khi quyết định để bé ở nhà một mình
- Một điều cần nhớ là vẫn còn nhiều sự lựa chọn khác cho bạn để đảm bảo sự an toàn cho bé như: gửi con vào lớp học thêm, cung thiếu nhi, nhờ người thân trông bé,... Khi con chưa đủ lớn và sẵn sàng để ở nhà một mình, đừng cố bắt con làm chuyện này.
- Nếu đang băn khoăn không biết con mình đã đủ lớn để ở nhà một mình hay chưa, bạn hãy cân nhắc và trả lời các câu hỏi sau:
Con bạn đã có những dấu hiệu của việc có trách nhiệm với những vấn đề như làm theo hướng dẫn, bài tập về nhà, việc nhà,... hay chưa?
Con bạn xử lí những tình huống bất ngờ như thế nào? Bé giữ được bình tĩnh đến đâu khi mọi chuyện không được như kế hoạch?
Bé có hiểu và làm theo nguyên tắc, luật lệ được không?
Bé có nhận thức được những tình huống như thế nào là nguy hiểm hay không?
Bé có một số kiến thức cơ bản về sơ cứu hay chưa?
Bé có làm theo lời dặn “tránh xa người lạ” hay không?
- Để con làm quen với việc ở nhà một mình, cha mẹ cần bắt đầu bằng việc cho bé ở nhà trong một khoảng thời gian ngắn, khoảng 15-20 phút, nếu bé có thể hoàn thành tốt việc ở nhà một mình thì dần dần tăng thời gian lên.
- Nhìn chung không nên để trẻ dưới 8 tuổi ở nhà một mình vào bất kỳ khoảng thời gian nào.
Bố mẹ cần cân nhắc kĩ xem con đã đủ lớn và sẵn sàng ở nhà một mình hay chưa. (Ảnh minh họa) |
- Bé ở nhà một mình cần phải được giữ chìa khóa để mở cửa ra vào nhà
- Dán tất cả những số điện thoại quan trọng ở những nơi bé dễ thấy trong nhà, bao gồm số điện thoại bàn, số di động, số cơ quan của những người thân trong gia đình, họ hàng, bạn bè và hàng xóm đáng tin cậy. Luôn luôn bao gồm những số 113, 114 và 115 ở ngay đầu danh sách
- Luôn để sẵn trong nhà bộ sơ cứu và một chiếc đèn pin ở nơi bé dễ lấy, phòng khi có việc khẩn cấp như mất điện, bé đứt tay,... Dạy con cách sử dụng những đồ vật đó.
- Dự trữ một số thực phẩm ăn liền được đóng gói sẵn thay vì cho phép trẻ nấu ăn khi không có sự giám sát của người lớn trong nhà.
- Khóa kĩ những đồ đạc nguy hiểm như hóa chất, thuốc độc hại, dao,... ở trong tủ và xa tầm với của bé
- Dặn bé gọi cho bạn hoặc bạn gọi cho bé thường xuyên để thông báo tình hình ở nhà. Tùy vào tình hình bé nhà bạn phải ở nhà một mình trong bao lâu, bạn nên nhờ một người thân tín thỉnh thoảng ghé qua để trông chừng bé
- Đề ra một số quy định nghiêm ngặt và yêu cầu trẻ thực hiện để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình như:
Không nấu nướng, không dùng lò vi sóng, không đụng đến bếp ga, bếp điện,...
Không trả lời điện thoại bàn hay mở cửa cho ai vào
Không rủ bạn bè qua nhà
Luôn đóng cửa sổ và cửa ra vào