Nếu bạn còn tiếp tục dùng thớt kiểu này thì không khéo gặp họa có ngày

29/12/2016 15:55:00

Thớt là thứ mà bất cứ gia đình nào cũng phải dùng tới hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết nếu dùng sai cách thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường.

Thớt là thứ mà bất cứ gia đình nào cũng phải dùng tới hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết nếu dùng sai cách thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
 

Dưới đây là 6 lỗi thường gặp khi sử dụng thớt mà hầu hết chúng ta đều mắc phải. Bạn cần ghi nhớ để tránh lặp lại những sai lầm đó bởi nó không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của thớt mà còn giảm bớt các nguy cơ về mất an toàn vệ sinh thực phẩm cho chính bạn và người thân nữa đó. 

1. Dùng thớt thủy tinh

Nếu bạn còn tiếp tục dùng thớt kiểu này thì không khéo gặp họa có ngày - Ảnh 1.

Nhiều người có xu hướng thích dùng thớt thủy tinh vì những lợi ích như thẩm mỹ hơn, ít bị dính bẩn và không bị ám mùi mà không hề biết rằng bề mặt cứng của thớt có thể nhanh chóng khiến lưỡi dao bị cùn.

Ngoài ra, vì bề mặt không ma sát tốt như thớt gỗ nên dao sẽ dễ bị trượt và có thể khiến bạn bị thương khi sơ chế thức ăn. Trong khi đó, dao sẽ bớt cùn và vi khuẩn ít có chỗ trú hơn nếu bạn dùng thớt gỗ.

2. Vệ sinh thớt không đúng cách

Nếu bạn còn tiếp tục dùng thớt kiểu này thì không khéo gặp họa có ngày - Ảnh 2.

Thường xuyên sử dụng một chiếc thớt lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt là chính bạn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển rồi đấy. Thay vì rửa xong rồi dựng thớt vào một góc bếp thì tốt hơn là hãy để nó róc nước và khô tự nhiên trên giá bát.

Bên cạnh đó, chỉ nên rửa thớt gỗ với nước ấm và dầu rửa bát mà thôi. Nếu thớt có vết bẩn khó rửa hoặc mùi tanh khó chịu thì hãy dùng một chút bột baking soda rắc lên bề mặt thớt rồi cọ cùng với nửa quả chanh.

3. Không dùng thớt riêng để thái thịt sống

Nếu bạn còn tiếp tục dùng thớt kiểu này thì không khéo gặp họa có ngày - Ảnh 3.

Thịt lợn, thịt gà và cá có thể ẩn chứa các loại vi khuẩn như E.coli và khuẩn que gây tiêu chảy hay các bệnh về đường ruột. Do đó, nếu bạn chỉ sử dụng đúng một chiếc thớt cho tất cả mọi mục đích như thái thịt, thái rau, bổ hoa quả thì rất có khả năng sẽ bị nhiễm các loại khuẩn gây bệnh trên.

Chính vì vậy, lời khuyên từ các chuyên gia là mỗi gia đình nên có thớt riêng cho các mục đích khác nhau để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh các nguy cơ như nhiễm trùng, ngộ độc thực phẩm...

Chiếc thớt để thái thịt sống nên được rửa sạch với nước nóng, nước rửa chén rồi phơi khô sau mỗi lần sử dụng.

4. Sử dụng chung một chiếc thớt cho người bị dị ứng

Nếu bạn còn tiếp tục dùng thớt kiểu này thì không khéo gặp họa có ngày - Ảnh 4.

Nhiễm bẩn chéo không chỉ là nguy cơ tiềm ẩn đối với những người có thói quen dùng chung thớt để thái thịt mà còn là vấn đề lớn khi không sử dụng thớt riêng để chuẩn bị thức ăn cho những người bị dị ứng.

Mặc dù nhìn có vẻ sạch nhưng chiếc thớt vẫn lưu giữ những thành phần có thể gây hại cho người bị dị ứng. Bởi vậy, những nhà nào có con nhỏ hoặc người thân bị dị ứng đừng tiếc tiền đầu tư thêm một chiếc thớt nữa để tránh điều không hay cho những người yêu quý.

Nếu sử dụng thớt thông thường thì đừng quên phải cọ rửa và vệ sinh thật kỹ.

5. Không bôi dầu "bảo dưỡng" cho thớt

Nếu bạn còn tiếp tục dùng thớt kiểu này thì không khéo gặp họa có ngày - Ảnh 5.

Dưới tác động lớn của nước, dầu rửa chén, chiếc thớt gỗ nhà bạn sẽ rất dễ bị khô và nứt toác ra. Để tránh tình trạng này, bạn có thể dùng dầu ô liu để thoa lên bề mặt thớt tuần một lần hoặc tháng một lần. Điều này sẽ giúp thớt bớt khô và kéo dài thời gian sử dụng.

6. Sử dụng thớt quá nhỏ

Đồng ý là một chiếc thớt nhỏ sẽ bớt chiếm diện tích hơn và dễ cọ rửa hơn nhưng chọn sử dụng một chiếc thớt nhỏ đồng nghĩa với việc thức ăn thái xong dễ bị rơi ra ngoài. Chưa kể, bạn sẽ rất dễ tự cắt vào tay mình vì chẳng có chỗ để mà đưa dao ra vào.

Chính vì vậy, tại sao không tránh cho mình khỏi bị thương tích bằng cách đổi một chiếc thớt to hơn, đúng không?

Theo Thu Trang (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)

Nổi bật