Ken Oehler của Aon Hewitt nói: "Tâm trạng chán nản và bế tắc của bạn sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ với bạn bè, đối tác, bạn đời và cuộc sống ngoài công việc. Chúng tôi cảm thấy thương cảm cho những người này".
Những người đã không còn cảm hứng với công việc nhưng không dám từ bỏ được miêu tả như "tù nhân". |
Vì sao họ không thử cố thay đổi hoàn cảnh, đặc biệt là tìm cách cải thiện thị trường lao động? Câu trả lời khá phiền phức nhưng chỉ có một lý do: Họ bị xích vào bàn làm việc bởi một chiếc còng tay vàng thanh lịch. Những tù nhân – theo cách định nghĩa của Aon Hewitt không phải là những người không có khả năng tìm được việc. Họ thậm chí còn không muốn tìm bởi họ cảm thấy đang được trả lương nhiều hơn so với mức họ kiếm được.
Cuộc điều tra của Aon Hewitt cũng chỉ ra rằng có hơn 60% “tù nhân” có mức lương cao hơn thị trường, so với 48% những người không thuộc nhóm này. “Họ được trả lương cao hơn so với những gì họ có thể nhận được nếu đi tìm việc ở bên ngoài. Tuy nhiên, do không có khả năng quản trị năng suất công việc, những người này sẽ sớm rơi vào tình trạng chán nản như kể trên", cuộc điều tra cho hay.
Sự trì trệ trong công việc bắt đầu hình thành từ đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thời gian gắn bó với một công ty càng lâu, khả năng bạn cảm thấy bị mắc kẹt với công việc đó càng cao. “Những người gắn bó với công ty càng lâu lại tự cho mình cảm giác họ đã đóng góp cho công ty càng nhiều”.
Tuy nhiên, gánh nặng tạo ra niềm vui và sự hạnh phúc trong công việc không nên đặt hết lên vai nhân viên. Theo Oehler: "Cảm giác được gắn bó với công việc là điều gì đó mà công ty nợ nhân viên".
Tuy nhiên các “tù nhân” hiểu điều này rất rõ. Rất nhiều công ty không thể mang lại được cảm giác đó và đó là lúc họ cần phải hành động. Bạn có một sự lựa chọn để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi cho rằng nhân viên có nhiều quyền lực hơn họ nghĩ. Hãy đề xuất những gì bạn muốn với quản lý của mình. Trong trường hợp không thành công thì cũng đừng ngần ngại tìm kiếm cho mình một công việc mới.
Theo Ngọc Anh (VnExpress.net)