Cuộc sống vô thường, trong mắt những người thông minh, "tài sản" phần đông con người trên đời này đều coi trọng thực ra lại là thứ mà chưa từng một ai có thể sở hữu thực sự, nếu có thì cũng chỉ là giữ được tạm thời, đến cuối cùng, chẳng có ai có thể mang đi nổi một đồng tiền nào.
Cho nên, với người thông minh, sáng suốt, thứ mà con người ta thực sự nên tích lũychính là "phúc báo", tích lũy phúc báo còn tốt hơn tích tiền của cả trăm nghìn lần! Bản thân tu tâm dưỡng tính tốt, hay hành thiện tích đức thì mới có thể tạo phúc cho bản thân và truyền lại cho con cháu sau này.
Kết cục của sự "vô phúc"
Ngày xưa, có một gia đình thương gia giàu có nhưng keo kiệt. Có một lần trong vùng ấy xảy ra một đợt thiên tai vô cùng nghiêm trọng, một vị thiền sư hi vọng gia đình phú hộ có thể quyên góp tiền của thức ăn, cứu giúp nạn dân.
Người phú hộ nghe xong lại giả như câm điếc, cũng không chịu góp một đồng tiền nào của mình.
Vị thiền sư hỏi ông ta: "Ngài có biết cách giữ tiền tốt nhất là gì không?"
Phú hộ tự tin đáp: "Tất nhiên là tôi biết! Tiền đã rơi vào tay tôi thì không thể đi ra được, tôi không tiêu mà chỉ tích cóp, tiền sẽ càng ngày càng nhiều lên!"
Vị thiền sư nghe xong, chỉ lắc đầu bỏ đi, không nói gì nữa.
Về sau, trước lúc qua đời, người thương gia giàu có ấy đem của cải bạc triệu mình tích lũy cả đời chia cho hai đứa con trai, không chỉ mong con mình có thể sống tốt, mà còn hi vọng chúng sau này có thể làm rạng rỡ dòng họ.
Thế nhưng hai người con trai tự thấy tiền bạc trong nhà không thiếu, hơn thế khi còn nhỏ lại không được dạy dỗ tử tế nên nhiễm phải thói cờ bạc cùng nhiều thói hư tật xấu khác. Sau khi người cha chết, tiền được chia về tay càng nhiều, họ càng trở nên sa đọa, chẳng bao lâu sau đã tiêu sạch của cải trong nhà, về sau nghèo khó, vất vả mà chết.
Người thương gia giàu có chết trong sự giàu có, còn con trai ông ta lại nghèo đói, khó khăn mà chết. Từ câu chuyện này, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, nếu con cháu không có phúc báo, thì có nhiều tiền hơn nữa cũng khó mà giữ được.
Phúc báo đến từ sự tu dưỡng, giáo dục
Tương phản với câu truyện trên, chính là "gia tộc họ Tiền" nổi tiếng ở Trung Quốc.
Tổ tiên nhà họ Tiền là Tiền Lưu sống ở Hàng Châu vào thời Ngũ Đại Thập quốc. Tiền Lưu sống rất lương thiện, sinh thời ông nhiều lần xây cầu sửa tháp, phúc trạch trong nhà tích lũy dày rộng, vững chắc.
Trải qua hơn nghìn năm đến tận bây giờ, gia tộc họ Tiền vẫn có những nhân tài lớp lớp xuất hiện như Tiền Học Sâm, Tiền Chung Thư, Tiền Vĩ Trường, Tiền Tam Cường.... con cháu về sau vẫn luôn phát triển hưng thịnh.
Theo ghi chép, Tiền Lưu trước lúc qua đời đã để lại 10 điều gia huấn, yêu cầu con cháu về sau phải sống trung hậu lương thiện, tuân thủ gia huấn. Cho nên mới có kết cục hoàn toàn khác với gia đình trong câu truyện trên.
Ông trời sẽ không đối xử tệ với bất cứ ai, hiện tại chịu khổ về sau ắt sẽ được hưởng phúc; hành thiện cứu tế, tích âm đức. Có âm đức, tự nhiên cũng sẽ có được càng nhiều phúc đức.
Cha mẹ nếu không muốn con cái sau này chịu khổ, vậy thì phải tích đức cho con cháu ngay từ bây giờ.
Phúc khí mà con cái hưởng chính là phúc đức do cha mẹ tích lũy!
Chỉ có hành thiện thì mới có thiện quả; chỉ có tích thiện, mới là con đường ngắn nhất để tích phúc. Hiểu được cội nguồn của thế giới này còn quan trọng hơn nhiều so với việc có được gia tài bạc triệu.
Theo Khánh An (Trí Thức Trẻ)