Không nhận cháu vì sợ mất mặt với họ hàng, nhiều năm sau ông ngọaị lên giọng dạy dỗ về 'ruột thịt' và ẩn tình phía sau khiến ai cũng thấy 'nực cười!'

05/04/2022 09:30:48

"Đây là ruột thịt nhà mày. Chúng mày lo cho người dưng nước lã mà không giúp anh chị em mày!" - ông ngoại gằn giọng dạy dỗ cháu.

"Thuở còn son mẹ mình mặc kệ ông bà ngăn cản mà đến với người mình yêu, kết quả 3 năm sau mẹ quay lại dắt theo một đứa trẻ 3 tuổi và 1 đứa bé đỏ hỏn là mình và anh trai.

Ngày đó ông bà vì thể diện không nhận cháu, họ hàng cũng hắt hủi, duy chỉ có mẹ hai là cưu mang 3 mẹ con mình. Mẹ hai là gái lứa lỡ thì vì chả ai dám cưới mẹ do mẹ có tướng sát phu. Mẹ hai chăm tụi mình từ bé để mẹ mình đi kiếm tiền. Hồi đó ở quê, ai cũng miệt thị 2 anh em, chỉ có mẹ hai chạy lại che chắn.

Không nhận cháu vì sợ mất mặt với họ hàng, nhiều năm sau ông ngọaị lên giọng dạy dỗ về 'ruột thịt' và ẩn tình phía sau khiến ai cũng thấy 'nực cười!'
Ảnh chụp bài viết

Công việc của mẹ mình trên thành phố cũng ổn định nên đón 2 anh em lên, mẹ ngỏ ý đón mẹ hai lên nhưng mẹ không chịu, nói không khí ở quê thoải mái hơn. Thế là cứ mỗi đợt cuối tuần, anh em mình lại dắt díu nhau ngồi xe bus về thăm mẹ, cứ như vậy qua nhiều năm tháng.

Từ bé vì khó khăn nên 2 anh em quyết tâm phải học thật giỏi, kiếm thật nhiều tiền để 2 mẹ không phải vất vả mà an hưởng tuổi già. Anh hai được học bổng đi du học rồi về làm trong công ty lớn, kiếm được tiền mua đất xây nhà cho mẹ và mẹ hai. Mình cũng được học bổng du học Úc và trở về làm với mức lương cao.

Nhưng mẹ hai lại chẳng chờ tụi mình báo đáp mẹ, mẹ bị bệnh rồi ra đi mãi. Ngày nhà mình về tổ chức tang cho mẹ, thấy trong nhà đông đúc lạ thường. Ngày bé hàng xóm miệt thị mẹ, còn nhận nuôi 2 đứa con hoang tụi mình nên hàng xóm không thèm đếm xỉa đến. Ấy vậy ngày mẹ mất lại đông đủ người lắm. Nào là bà con họ hàng của mẹ, nào là ông bà ngoại họ hàng của nhà mình, nhìn thấy anh trai ai cũng xúm xít lại an ủi chia buồn, người ngoài nhìn thấy chắc nghĩ gia đình yêu thương nhau lắm.

Anh mình gạt đi sự giả dối lo tang sự chu toàn cho mẹ, rồi ngồi nói chuyện với họ. Khi mẹ hai vừa mới nằm xuống đất, hương hoả vẫn còn đây, họ lại thi nhau kể công với anh trai mình. Mình đứng một bên nghe cũng thấy nực cười. Hóa ra là họ muốn chia phần miếng đất căn nhà mà anh xây cho mẹ hai, còn bên ngoại nhà mình muốn anh lo lót cho con cái họ công việc. Lúc tranh cãi mình cũng nhảy vào chất vấn, thì ông ngoại, người từng không thèm nhận con gái và 2 đứa cháu này cho mình một bạt tai và gằn giọng:

- Đây là ruột thịt nhà mày. Chúng mày lo cho người dưng nước lã mà không giúp anh chị em mày!

Ruột thịt? Lúc mẹ mình coi họ là cọng rơm cứu mạng cuối cùng thì họ ở đâu? Những lúc 2 anh em đói lả vì chẳng có gì ăn, những lúc anh 2 sốt đến mức không có tiền đi bệnh viện, mẹ phải chạy sang cầu cứu sao lúc đó không nhắc đến 2 chữ ruột thịt?

Những lúc như thế chỉ có một mình mẹ hai dang tay che chở tụi mình, mẹ bán từng mớ rau, bê từng cục gạch, rửa từng cái bát, hàng ngày đạp xe cả chục cây số chỉ vì muốn cơm của chúng mình có thêm thịt, sách vở có nhiều hơn 1 quyển.

So với ruột thịt chưa từng một lần xót con, xót cháu thì mẹ hai mới là người mà nhà mình mang ơn nhiều nhất. Lúc nghèo khổ không ai đến hỏi han lấy một lần, đến khi giàu có lại 1 đống anh em ra nhận ruột thịt. Nực cười mà!"

Đây là câu chuyện đang khiến cư dân mạng bàn tán xôn xao trong một diễn đàn tâm sự trên mạng xã hội. Từng lời lẽ của chủ nhân vài viết đều tỏ rõ sự phẫn nộ với những người "thân ruột thịt", người họ hàng của mình. Khi mà gặp khó khăn thì chẳng ai lên tiếng, còn tới lúc "người dưng cưu mang anh nằm xuống thì họ đã vội vây đến để "chia của". Đáng buồn làm sao!

Không nhận cháu vì sợ mất mặt với họ hàng, nhiều năm sau ông ngọaị lên giọng dạy dỗ về 'ruột thịt' và ẩn tình phía sau khiến ai cũng thấy 'nực cười!' - 1
Ảnh minh họa

Không quá khó để hiểu khi phần lớn ý kiến đều đứng ra bênh vực chủ nhân bài viết, khuyên anh nên bỏ ngoài tai những lời lẽ xấu xí đó. Trả ơn đúng người là được.

- Đời mà! Trên đời có những kẻ sống lâu thì dồn tuổi chứ không đáng mặt cha chú đâu. Cứ lờ đi mà sống!

- Đúng là lúc nghèo thì chẳng ai nhìn, đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em! Hài thật đấy!

- Không phải quê hương nào cũng là chùm khế ngọt. Giờ mẹ hai không còn, đón mẹ ruột lên ở cùng bạn cũng chẳng còn quê nữa thì chẳng cần nhìn mặt những kẻ đó làm gì. Chưa từng vay thì lấy đâu phải trả?

- Cảm ơn cuộc đời này vẫn còn có những người tốt như mẹ hai của bạn! Thôi thì cứ nhìn vào tấm gương tốt đẹp ấy, đừng sống trong thù hằn làm gì. Cái gì không tốt thì bỏ qua đi, không đáng để mình phải bận lòng đâu!

Dung (Nguoiduatin.vn)