Bạn có biết công dụng của mẩu gỗ hay vòng ngấn tròn nhỏ ở phần đầu đôi đũa tác dụng làm gì không? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ đấy.
|
Bạn nghĩ phần gỗ của đôi đũa dùng để làm gì? |
Có người cho rằng những vòng ngấn chỉ để trang trí. Còn phần gỗ giúp đũa không bị lăn hay giữ cho hai chiếc đũa gắn liền với nhau. Thậm chí có người còn nghĩ phần gỗ sẽ giúp giữ chặt thức ăn khi đổi đầu đũa gắp thức ăn cho người khác.
|
Cách dùng dùng phổ biến của chúng ta là tách ngay đôi đũa ra và cho rằng phần gỗ phía đuôi chỉ để trang trí.
|
Nhưng thực ra, khi thấy đôi đũa đang dính vào nhau, bạn đừng vội tách ra. Hãy bẻ phần gỗ ở cuối trước, sau đó đặt xuống bàn, tách đôi đũa ra và kê đầu đũa lên phần gỗ, như vậy sẽ đảm bảo được 2 yếu tố lịch sự và sạch sẽ.
|
Một người chia sẻ cách dùng đũa với chú thích: Tôi không hề biết điều đó... |
Thiết kế này đặc biệt phổ biến ở những nhà hàng Nhật Bản, nếu không có phần gỗ thì sẽ có các vật khác giúp kê đầu đũa lên.
Nhật Bản nổi tiếng với nền văn hoá ẩm thực tỉ mỉ, có phần cầu kì. Cách dùng đũa sao cho đúng cách cũng có những quy tắc riêng. Và để tạo ra cảm giác gọn gàng, sạch sẽ thì những mẩu gỗ nhỏ phía đầu bên kia chiếc đũa sẽ được dùng làm vật gác đũa.
|
Việc kê đũa không những giúp đảm bảo vệ sinh mà còn mang lại cảm giác vệ sinh, lịch sự và gọn gàng hơn. |
Còn những vòng tròn ở đầu chiếc đũa thì sao? Liệu chúng có phải chỉ để trang trí? Câu trả lời bất ngờ hơn bạn nghĩ đấy!
|
Thực ra, những vòng tròn giúp chúng ta phân biệt tình trạng chiếc đũa đó đã được tái chế bao nhiêu lần. |
Đũa gồm 3 loại: Loại không không có vòng tròn ở đầu tức là đôi đũa chưa được tái chế lần nào, loại có 2 vòng tròn tức đã được tái chế 2 lần và cuối cùng, loại 3 vòng tròn tức là đũa đã được tái chế 3 lần. Sau khi đôi đũa đã được tái chế lần thứ 3 thì chúng sẽ được đem đi tiêu huỷ để đảm bảo an toàn cho người dùng.