Không ít người hẳn sẽ tò mò đặt câu hỏi: Đặt đồng xu vào tủ lạnh để làm gì? Câu trả lời dưới đây sẽ khiến bạn tấm tắc khen hay đấy.
Như chúng ta đều biết, trong lúc chúng ta đi vắng dài ngày, tình trạng mất điện có thể xảy ra và như thế, số thực phẩm đông lạnh mà chúng ta để trong ngăn đá hoàn toàn có thể tan ra và bị hỏng trước khi nó được đóng băng trở lại.
Để tránh ăn phải thực phẩm đã hỏng mà không hề hay biết, hãy làm như sau:
Đổ đầy nước vào một cái cốc và cho nó vào ngăn đá cho đến khi nước đóng băng lại. Để một đồng xu lên đó và đóng cánh tủ lại trước khi khóa cửa, ra khỏi nhà.
Sau chuyến đi dài ngày, bạn chỉ cần mở tủ lạnh và kiểm tra xem vị trí của đồng xu đang ở chỗ nào trên cốc.
Đồng xu trên bề mặt cốc đá. |
2. Nếu đồng xu ở giữa cốc nghĩa là thời gian mất điện không quá lâu, thực phẩm chưa đến mức bị hỏng nhưng bạn nên cân nhắc xem nên để hay bỏ, tùy vào từng loại thực phẩm.
3. Nếu đồng xu đang ở dưới đáy của cái cốc, bạn nên bỏ thực phẩm trong ngăn đá ngay lập tức vì đá trong cốc đã bị tan chảy, khiến đồng xu rơi xuống dưới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thực phẩm của bạn đã bị rã đông trước khi đóng băng trở lại rồi.
Phải làm gì với thực phẩm đã bị rã đông trong tủ lạnh nếu không muốn "đổ tống đổ tháo" tất cả đi?
Ở thành phố, nguồn điện sinh hoạt được cung cấp khá ổn định nhưng ở các vùng quê, vùng ngoại thành thì khác. Vào những ngày cao điểm nắng nóng, điện thậm chí còn bị cắt luân phiên. Trong những trường hợp như vậy, thực phẩm trong tủ lạnh phải bảo quản sao cho tốt để không bị ảnh hưởng đến chất lượng?
Thông thường, trong trạng thái được đóng kín, thực phẩm vẫn ở trong tình trạng đông lạnh được ít nhất 1 ngày, tùy thuộc vào khả năng cách nhiệt. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý khi sử dụng những thực phẩm bị ảnh hưởng kiểu này.
Ảnh minh họa. |
Nếu là các loại thực phẩm như hoa quả, rau củ hay thực phẩm chế biến sẵn, việc bị rã đông một phần hoặc tái đông có thể làm tổn hại đến chất lượng, bạn nên cân nhắc đến việc bỏ đi.
Riêng với các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu…, mức độ ảnh hưởng sẽ ít hơn so với các dòng thực phẩm nói trên nên dù bị rã đông một phần, chúng ta vẫn có thể sử dụng.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tái cấp đông nếu thấy trên bề mặt chúng vẫn có các tinh thể đá hoặc liên tục được bảo quản ở mức nhiệt từ 40-50 độ C trong vòng 2 ngày.
Ảnh minh họa. |
Nếu hoa quả vẫn có mùi vị tươi ngon, bạnh có thể tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh .
Tuyệt đối không nên tái đông thực phẩm chế biến sẵn đông lạnh đã bị rã đông. Một khi phát hiện loại thực phẩm này không còn lạnh hoặc có mùi vị bất thường, nên bỏ ngay.
Không tái làm lạnh rau vì khi đã bị hư hỏng, rau sẽ trở thành nơi tích tụ chất độc, các vi khuẩn trong rau phát triển rất nhanh. Chỉ nên tái làm lạnh rau nếu tinh thể đá vẫn còn bám quanh bao bì. Tuy nhiên nếu có chút băn khoăn, tốt nhất bạn nên bỏ chúng đi.
Với thịt bò, lợn, gia cầm, khi phát hiện có mùi bị ôi thiu, cần bỏ ngay. Riêng với hải sản, tuyệt đối không tái đông trừ khi vẫn còn các tinh thể đá bám quanh bên ngoài. Hải sản có thể đã hỏng kể cả khi chúng không có mùi vị gì bất thường.
Riêng với kem, nên bỏ đi ngay khi đồ ăn này đã chảy nước.
Theo D.Anh (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)