Thông thường, có 3 loại bát hương.
Thờ Phật: Cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.
Thờ Thần: Thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.
Thờ gia tiên: Thờ những người đã khuất trong gia đình hoặc dòng họ/
Sau một thời gian thắp nhang, bát hương thường đầy. Một số người cho rằng, bát hương càng đầy thì càng linh. Tuy nhiên, quan niệm này cũng chỉ là suy đoán, bởi bát hương đầy thì nguy cơ gây hỏa hoạn là có thể xảy ra. Do đó, mỗi năm ít nhất 1 lần, các gia đình thường phải rút tỉa chân nhang.
Ảnh minh họa |
Hôm nay 23 tháng Chạp, hầu hết các gia đình người Việt theo Đạo phật đều làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Sau nghi thức này, một công việc vô cùng quan trọng mang ý nghĩa tâm linh đó là tỉa chân hương.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi...
Chính vì vậy, việc lau dọn ban thờ tổ tiên trong ngày tết như thế nào cho đúng được rất nhiều người quan tâm. Bát hương là biểu hiện tâm linh trên ban thờ của mỗi gia đình. Đó là nơi con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận.
Rút chân hương vào giờ nào là đúng nhất?
Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi ban thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.
Nhiều gia đình cẩn thận còn biện sửa lễ vật để xin phép, có lời thông báo để các cụ “tạm lánh” trong thời gian con cháu dọn dẹp. Sau khi thắp một nén hương xin phép trên bàn thờ, gia chủ sẽ rút từng chân hương một, cho đến khi còn lại một vài chân hương đẹp nhất (thường là ở con số lẻ: 3,5, 7, 9). Số chân hương đã rút đi này sau đó được mang hóa, tro đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Sau khi hoàn thành công việc, cũng phải có nén nhang cẩn báo với các cụ.
Quan niệm của người Việt cũng cho rằng việc tỉa chân hương hay lau chùi ban thờ nên tuyệt đối giữ sự yên tĩnh cho bát hương, không được làm xê dịch, di chuyển.
Việc tỉa chân hương không kèm theo điển tích nào của người xưa, mà chỉ là một công việc dọn dẹp bình thường, bỏ đi những thứ thừa thãi. Bởi chân hương chính là phần còn lại của nén hương sau khi đã đốt hết phần tỏa hương thơm. Hơn nữa, việc dọn dẹp bát hương, tỉa chân hương cũng là để đảm bảo mỹ quan, cho ban thờ sạch sẽ, sáng sủa.
Cũng có người quan niệm rằng bát hương đầy đặn, chất ngất chân hương thể hiện lòng thành của con cháu với thổ địa, tổ tiên, những bát hương như thế sẽ mang lại tài lộc cho gia chủ. Ngược lại, cũng có người thường có thói quen sau mỗi lần thắp hương, đều dọn dẹp ban thời sạch sẽ, đồng thời rút sạch chân nhang để bát hương quang đãng, không “che mắt” thần linh, tiên tổ.
Tuy nhiên, theo đa số, việc dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương thường được làm vào cuối năm, và một lần nữa - nếu thấy cần thiết - đó là trước ngày gia đình có giỗ trọng (giỗ cụ tổ, giỗ ông, giỗ cha, mẹ).
Lưu ý khi bao sái bát hương
Với bát hương, nếu tro đầy thì dùng thìa nhỏ xúc từng thìa tro đổ bớt ra ngoài. Rồi lau bát hương bẳng cách giữ cố định bát hương, lấy khăn ẩm nhúng rượu pha gừng đã giã nhỏ, hoặc nước thơm để lau cho sạch. Quá trình lau bát hương nếu có xê dịch chút ít thì gia chủ không nên quá lo sợ, mà hãy cứ bình tĩnh làm. Nhưng không nên bê bát hương đã được an vị ra chỗ khác để bao sái ban thờ. Sau khi bao sái sạch sẽ hãy bày lại bài vị phật, thần, gia tiên như cũ.