Táo quân cũng còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.
Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.
Ảnh minh họa |
Những thứ cần chuẩn bị khi đưa ông Táo về trời
Một trong những thứ không thể thiếu đó chính là mũ ông Công, theo ông bà ta ngày xưa thì mỗi nhà sẽ có 3 vị Táo quân do đó phải chuẩn 3 chiếc mũ. Trong đó, có 2 chiếc mũ của ông và một chiếc mũ của bà, đối với mũ của ông thì phải có 2 cánh chuồng đưa lên, còn nón bà không có cũng được. Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần phải chuẩn bị một ít giấy tiền vàng mã để đốt sau khi hoàn thành lễ cúng.
Ngoài ra, gia chủ còn phải chuẩn bị một mâm cơm cúng thật tươm tất để dâng lên các vị, mâm đồ cúng bao gồm các thứ như gạo, muối, thịt luộc, nước trà, rượu, xôi, trầu, cau, hoa quả và cá chép, lưu ý khi chuẩn bị cá chép đó là phải chuẩn bị đủ 3 con), số lượng đồ cúng có thể ít hơn tùy điều kiện của mỗi nhà. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, nên luộc thêm một con gà mới tập gáy để cầu mong cho đứa trẻ sau này lớn lên khỏe mạnh, giỏi giang, kiên cường như những chú gà tồ.
Địa điểm cúng ông Công ông Táo
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.
Ảnh minh họa đồ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp |
Cúng ông Táo vào lúc nào là tốt nhất?
Tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà bạn có thể cúng vào buổi trưa, tối ngày 22 hoặc buổi sáng ngày 23 tháng Chạp. Nhưng tuyệt đối không được để qua 12 giờ trưa, vì sau giờ đó họ không thể khởi hành lên thiên đình sẽ bị Ngọc Đế trách phạt và gia chủ năm mới cũng sẽ không được an ổn, mọi công việc đều sẽ gặp nhiều khó khăn trắc trở, gia đình xào xáo.
Đối với việc chuẩn bị cá chép để cúng ông Táo, gia chủ phải chuẩn bị đủ 3 con, bỏ vào một chiếc chậu đặt trước mâm cúng, nếu muốn bảo vệ môi trường và tiết kiệm, gia chủ cũng có thể đặt vào đó 3 con cá chép bằng giấy tượng trưng là được. Đây là thứ không thể thiếu trong ngày cúng đưa ông táo về trời, vì theo dân gian thì nó chính là phương tiện đưa họ lên trời do cá chép có thể hóa rồng. Không chỉ vậy, việc cúng cá chép còn mang theo nhiều ý nghĩa tốt lành trong năm mới.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật là có thể đốt nhang cúng, mỗi lư hương chỉ nên cắm 1 hoặc 3 nén nhang là đủ không nên cắm quá nhiều. Khi nhang cháy đến 2/3, thì đưa giấy tiền vàng mã ra đốt, rồi đổ vào đống tro đó 3 chén rượu và đưa cá chép đi thả hoặc đốt như vậy là nghi lễ đưa ông Táo về trời đã được hoàn thành.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.