1. Cây lan ý
Còn có tên là bạch môn hay vĩ hoa trắng, cây lan ý thường thích hợp với môi trường râm mát như trong nhà. Đây là loài cây có khả năng hút ẩm cực kỳ tốt thông qua lá, điều hòa không khí, loại bỏ nấm mốc. Đặt một chậu lan ý trong phòng hoặc những nơi có độ ẩm cao sẽ vô cùng thích hợp.
2. Cây phong lan
Là một trong những loài cây quý và được yêu thích làm cảnh, thế nhưng ít ai biết được tác dụng hút ẩm của phong lan. Loài cây này thường bốc hơi nước trên mặt lá, đồng thời quá trình quang hợp của cây cũng sinh ra nhiều chất hòa tan.
Khi lá bốc hơi nước càng mạnh thì cây hút nước càng nhiều, đặt trong môi trường ẩm ướt, nước trong không khí thẩm thấu qua lông hút vào bên trong rễ cây. Vì những vậy, hãy đặt trong nhà vừa giúp giảm độ ẩm, vừa làm đẹp căn phòng, vừa thơm, thoáng.
3. Cây dương xỉ
Cây dương xỉ còn có tên gọi khác là ngọc dương xỉ hay quyết lá xoăn, là loại cây có thân mềm, gốc có bẹ ôm thân, lá mọc dạng trái xoan nhọn hai đầu. Loài thực vậy này chịu được sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên, đặc biệt là môi trường ẩm ướt như phòng tắm, hấp thụ các chất độc hại nên có thể đặt trong phòng tắm khiến không gian nhiều sinh khí hơn.
Một điểm nữa là lá cây có tính thẩm mỹ cao, phù hợp để trang trí, nhưng khi đặt chung với những loài hoa cỏ khác thì phải bổ sung thêm nước nếu không các loài kia sẽ héo sớm.
4. Cây xương rồng
Xương rồng là một trong những loài cây khá dân dã và dễ sống. Loại thực vật này có thể phát triển trong những vùng nhiệt độ khắc nghiệt như sa mạc nên chúng rất giỏi bắt và giữ nước từ không khí, giảm độ ẩm.
Trên thân mọng nước của xương rồng có các lỗ khí. Chúng hút carbon dioxide, nhả ra khí oxy, làm tăng nồng độ anion trong không khí có lợi cho sức khỏe.
5. Cây cọ
Phát triển ở những nơi nhiệt đới ẩm, bởi đặc tính là hấp thu độ ẩm qua lá để sinh trưởng, cây cọ không ưa ánh sáng, rất thích hợp để trồng trong nhà, phòng kín, thường có hiện tượng ẩm mốc trong mùa nồm.
6. Cây dây nhện
Cây dây nhện hay còn gọi là lục thảo trổ là loài thân cỏ, lá uốn chằng chịt, khi cây phát triển, từ cây mẹ mọc lên nhánh con, tỏa rộng như mạng nhện. Cây dây nhện giúp cân bằng độ ẩm, hấp thụ các chất carbon monoxide và formaldehyde trong không khí. Loài cây này cũng có thể dùng làm cây cảnh trong nhà hoặc văn phòng.
7. Cây thường xuân
Còn có tên là vạn niên, cây thường xuân được sử dụng trong y học với vai trò của một loài thảo dược quý. Đây là loài cây dễ trồng, có sức sống mạnh, chịu rét tốt, khả năng thích ứng cao. Loài cây này có thể loại bỏ phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là fomandehit, benzen, xylen và toluen. Nên giữ cây trong chậu treo để có thể hút ẩm cao hơn.
Dung (SHTT)