Chuyên gia hàng đầu thế giới về tự kiểm soát, Giáo sư Walter Mischel, đã chứng minh rằng khả năng tự kiểm soát là điều thiết yếu cho một cuộc sống thành công. Sức mạnh ý chí hoặc tự điều chỉnh cảm xúc là một đặc điểm quan trọng để phân biệt những người thành công với các mục tiêu cụ thể và những người luôn cảm thấy khó khăn để duy trì lối sống lành mạnh và cân bằng cảm xúc hoặc tránh xa những hành vi gây nghiện như hút thuốc, uống rượu.
Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta bắt đầu học cách điều chỉnh các cảm xúc của mình, chúng ta biết rằng cần phải tự kiểm soát khi ở công viên chờ đợi tới lượt chơi của mình, cũng như ở độ tuổi trưởng thành phải kiểm soát tốt bản thân, điều chỉnh các hành vi để giữ một công việc ổn định.
Tuy nhiên, khu vực chịu trách nhiệm về ra quyết định kiểm soát nằm ở phần vỏ não trước trán chỉ bắt đầu phát triển từ năm 4 tuổi. Đó là lý do tại sao trẻ em cảm thấy khó khăn khi tuân theo các quy tắc. Trẻ cần phải cố gắng rất nhiều để đi vào khuôn khổ của các giới hạn và quy tắc, khi sự phát triển bộ não của trẻ vẫn chưa đủ để kiểm soát xung lực và cảm xúc khi trẻ còn quá nhỏ. Vì vậy khi giảng dạy cho trẻ về tự điều chỉnh và kiểm soát, cha mẹ phải đảm bảo rằng các mục tiêu mà mình đặt là quan trọng hoặc xác thực với bé.
1. Hãy nhớ rằng bạn là giáo viên số một của con mình và họ sẽ học hỏi nhiều nhất từ bạn. Bằng cách chứng tỏ sự tự chủ trong cuộc sống của mình, biết tự kiểm soát cảm xúc của mình, bạn sẽ dạy trẻ học theo giống bạn.
2. Hãy khen thưởng nếu trẻ tự kiểm soát bản thân tốt. Hoạch định các cột mốc và mục tiêu phù hợp với lứa tuổi của con mình để giúp trẻ có thể tự kiểm soát được tốt và khen thưởng. Điều này lần lượt có thể thay đổi để tránh nhàm chán, những công việc như dọn giường hoặc làm bài tập về nhà thành một 'mục tiêu' tích cực để trẻ buộc phải đấu tranh với việc xem tivi hoặc chơi với một cái điện thoại thông minh. Nếu kết quả tốt, hãy có một phần thưởng phù hợp để động viên trẻ dần thích nghi với việc trau dồi sức mạnh ý chí.
3. Dạy trẻ cũng nên “rộng lượng” với bản thân. Hãy nói với trẻ “Khi mắc sai lầm, chúng ta không cần suy sụp. Thay vì thế, hãy xác định sai lầm ở đâu và suy nghĩ để tìm ra cách để giúp mình làm tốt hơn vào ngày hôm sau”.
4. Nghệ thuật phân tâm. Dạy cho trẻ cách làm thế nào để phân tâm mình nếu bị đạt đến một trạng thái không thể kiểm soát được hoặc bốc đồng như ngồi im tại chỗ, hít thật sâu vài chục lần. Nếu bé tức giận và có khuynh hướng bộc phát, hãy dạy cho bé cách vắt kiệt sức như lăn lộn trên thảm hoặc chạy ra sau vườn hét lên cho đến khi thật bình tĩnh lại. Dạy trẻ cách đối phó hoặc tự làm dịu cơn phẫn nộ sẽ giúp họ phát triển khả năng tự kiểm soát của mình.
5. Giống như ở người lớn, giúp trẻ tập trung vào việc phát triển vỏ não trước trán bằng cách tập thể dục thường xuyên hoặc các hoạt động khuyến khích vào việc tập trung. Ví dụ như đọc sách hoặc hoàn thành câu đố. Yoga cho trẻ em cũng là một liệu pháp tuyệt vời có thể trang bị cho trẻ em các kỹ năng tự nhận thức và tự kiểm soát.
Theo M. Châu (Dân Việt)