Vì sao Pfizer, Toshiba, Johnson&Johnson vừa bất ngờ chia tách thành 2,3 công ty nhỏ?

16/11/2021 10:00:00

Phong trào chia tách của các tập đoàn lớn đang ngày càng lan rộng trên thế giới.

Theo hãng tin CNN, hàng loạt tập đoàn lớn trên thế giới như Johnson&Johnson (J&J), Toshiba hay GE đã tuyên bố chia tách thành nhiều công ty con và phong trào này đang ngày càng lan rộng. Vậy điều gì đang diễn ra?

Vì sao Pfizer, Toshiba, Johnson&Johnson vừa bất ngờ chia tách thành 2,3 công ty nhỏ?

Nhiều chuyên gia nhận định việc quá lớn giúp ích cho các tập đoàn trong nhiều mặt nhưng cũng đem lại nhiều chỉ trích. Các nhà đầu tư Phố Wall hiện nay thường khá mẫn cảm với những tập đoàn lớn bởi rất khó xác định chuẩn giá trị thực của chúng do có quá nhiều mảng kinh doanh.

Ví dụ như trong ngành dược, nhà đầu tư Phố Wall sẵn sàng chi nhiều tiền cho những doanh nghiệp thuốc mới phát triển tốt hay các công ty công nghệ sinh học, thiết bị y tế hơn là mảng gen hay các thương hiệu thuốc vốn đã quen thuộc. Hệ quả là các tập đoàn dược máu mặt thường không nhận được sự đầu tư xứng đáng với thành quả tăng trưởng ở một số mảng.

Hãng tin CNN nhận định, những công ty nhỏ và nhẹ nhàng trong thời hậu dịch mới là trào lưu mới hiện nay khi được các nhà đầu tư Phố Wall ưa chuộng.

Vì sao Pfizer, Toshiba, Johnson&Johnson vừa bất ngờ chia tách thành 2,3 công ty nhỏ? - 1

Quay trở lại với các tập đoàn lớn như J&J, hãng định tách thành 2 công ty cho mảng sản xuất sản phẩm tiêu dùng và dược phẩm riêng biệt. Không riêng gì J&J, nhiều ông lớn trong ngành dược khác như Pfizer, Merck hay GSK cũng đã và đang lên kế hoạch chia tách thành những công ty nhỏ trong vài năm qua.

Ngay sau tuyên bố của J&J, cổ phiếu của hãng đã tăng gần 2% trong phiên thứ 6 tuần qua.

Khác với J&J, câu chuyện chia tách của Tooshiba và GE mang nhiều ý nghĩa hơn khi họ có ý định tách thành nhiều mảng và tập trung nguồn lực cho bên nào đem về nhiều lợi nhuận nhất.

"Để có thể tồn tại và bắt kịp xu thế thị trường, các công ty phải xem xét họ mạnh nhất mảng nào và dành nguồn lực cho mảng đó. Cạnh tranh hiện nay là cực kỳ gay gắt và đôi khi bạn phải tự chia tách để có thể xây dựng lại", giám đốc chiến lược đầu tư Liz Young của SoFi nói với CNN.

Hãng tin CNN cho biết làn sóng chia tách này đang ngày càng lan rộng vài năm trở lại đây. Hãng Dell đã tách mảng điện toán đám mây VMWare thành một công ty mới trong khi thương hiệu thời trang L Brand tách thành 2 doanh nghiệp nhỏ là Bath&Body Works và Victoria’s Secret.

Tương tự, IBM đã tách bộ phận dịch vụ công nghệ thông tin thành hãng Kyndryl, qua đó giúp mảng này có thể tự do hợp tác với các doanh nghiệp đối thủ của IBM, ví dụ như thương vụ với Microsoft gần đây.

"Chúng tôi có được sự tự do khi vẫn có thể phục vụ khách hàng của IBM, đồng thời mở rộng hợp tác với các hãng công nghệ khác", giám đốc tài chính David Wyshbner của Kyndryl nhấn mạnh.

Theo Băng Băng (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)

Nổi bật