Nhận 1 cuộc gọi, chỉ sau 5 phút, người phụ nữ 58 tuổi bị ‘bốc hơi’ toàn bộ 1,2 tỷ đồng: Thủ đoạn tinh vi không tưởng của nhóm tội phạm hơn 100 đối tượng

01/11/2023 07:00:00

Trong suốt cuộc trò chuyện, người này không hề biết mình bị lừa. Cho đến tận khi kể lại câu chuyện cho người thân và kiểm tra lại số điện thoại nhưng không thể liên lạc được, bà mới biết mình sập bẫy lừa đảo.

Mất 1,2 tỷ đồng chỉ sau cuộc điện thoại của người tự xưng cảnh sát

Vào khoảng 11h giờ ngày 6/7/2022, bà Trương (58 tuổi, Thạch Gia Trang, Trung Quốc) bất ngờ nhận được một cuộc gọi điện lạ. Ban đầu bà không nghe do đang bận công việc. Tuy nhiên, thấy số điện thoại đó tiếp tục gọi lần nữa nên bà quyết định nhấc máy.

Ngay khi nghe, người ở đầu dây bên kia lập tức tự xưng mình là cảnh sát địa phương. Người này thông tin rằng bà Giang bị tình nghi liên quan đến một vụ lừa đảo lên đến hàng triệu NDT cần hợp tác điều tra. Sống ở nông thôn, ít tiếp xúc với nhiều nông tin, khi biết tin mình có liên quan đến một vụ án, người phụ nữ này vô cùng hoảng sợ.

Ngay lập tức, người đàn ông này lại yêu cầu bà Trương kết bạn qua Wechat để tiện làm việc và trao đổi thông tin. Thông qua ứng dụng này, người đàn ông yêu cầu bà gửi thông tin định danh cá nhân và một bức ảnh chụp tờ giấy biên bản lệnh bắt giữ. Tiếp tục, đầu dây bia kia hỏi bà đứng tên bao nhiêu tài khoản ngân hàng, có bao nhiêu tiền trong thẻ? Lo lắng và có phần hoảng loạn để kiểm chứng người đầu dây bên kia có đúng là cảnh sát hay không nên bà trả lời một cách thành thật.

Nhận 1 cuộc gọi, chỉ sau 5 phút, người phụ nữ 58 tuổi bị ‘bốc hơi’ toàn bộ 1,2 tỷ đồng: Thủ đoạn tinh vi không tưởng của nhóm tội phạm hơn 100 đối tượng
Ảnh minh họa

Một điều không ngờ là người kia tiếp tục yêu cầu bà Trương chuyển toàn bộ số tiền gửi vào tài khoản ngân hàng để xác minh. Không thành thạo việc chuyển tiền online trên điện thoại di động, bà đã từ chối và hẹn sẽ chuyển khoản sau. Thấy thế, ngay lập tức, người đàn ông đã hướng dẫn bà tải một phần mềm đặc biệt và sử dụng nó để chia sẻ màn hình với anh ta. Từ đây, người đàn ông có thể điều khiển từ xa mọi thao tác trên điện thoại của bà Trương.

Chỉ 5 phút sau, người này thao tác chuyển toàn bộ số tiền 370.000 NDT (1,2 tỷ đồng) trong tài khoản của bà Trương vào một tài khoản khác. Sau khi mọi giao dịch được tiến hành thành công, người ở đầu dây bên kia đã thúc giục và đe dọa bà xoá toàn bộ tin nhắn. Đồng thời, người này liên tục nói với bà rằng không cần phải chú ý đến những tin nhắn này. Khoản tiền 370.000 NDT sẽ được trả lại khi công tác điều tra được hoàn thiện. Ban đầu, bà khá lo sợ bị mất tiền. Tuy nhiên, khi nghe được câu này, bà dần an tâm hơn.

Chiều hôm đó, các con đi làm về. Bà kể lại toàn bộ sự việc cho mọi người trong nhà. Ngay lập tức, họ liên hệ lại với số điện thoại và tài khoản Wechat. Điều không ngờ là toàn bộ đã bị ngắt kết nối. Gọi điện nhưng không có người nghe máy. Tài khoản Wechat không thể tìm lại được.

Cho đến lúc này, bà Trương đã biết mình bị lừa. Ngay lập tức, bà đã trình báo vụ việc này đến cảnh sát địa phương. Viên cảnh sát cho biết, cùng thời điểm đó có rất nhiều người trong vùng cũng đã trình báo bị lừa với hình thức tương tự.

Đường dây lừa đảo hơn 100 đối tượng

Sau khi thu thập thông tin, viên cảnh sát mời bà Trương ra về và hẹn ngày sẽ thông báo kết quả. Đúng 1 tháng sau đó, cảnh sát gọi bà đến đồn cảnh sát để làm việc. Viên cảnh sát đã thông báo bà đã bị dính vào đường dây lừa đảo hơn 100 đối tượng với chiêu thức mạo danh cơ quan cảnh sát.

Nhận 1 cuộc gọi, chỉ sau 5 phút, người phụ nữ 58 tuổi bị ‘bốc hơi’ toàn bộ 1,2 tỷ đồng: Thủ đoạn tinh vi không tưởng của nhóm tội phạm hơn 100 đối tượng - 1
Ảnh minh họa

Theo đó, chúng sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cảnh sát để gọi điện cho người bị hại. Sau đó, chúng thông báo họ đang có lệnh bắt giữ vì nợ tiền, liên quan đến một vụ án hoặc chuyên án mà cảnh sát địa phương điều tra, xác minh.

Sau đó, những tên tội phạm này yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Sau đó, các đối tượng này sử dụng lời lẽ đe doạ sẽ bắt tạm giam nạn nhân nhằm điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã xác thực. Việc làm này sẽ giúp chúng thực hiện việc chuyển tiền vào tài khoản khác với vỏ bọc để xác minh, điều tra.

Mặc dù nhiều bị hại không mắc sai phạm nhưng trước những lời đe doạ, thúc giục của đối tượng dẫn đến lo lắng và không đủ tỉnh táo để nhận biết minh bị lừa đảo.

Qua 1 tháng điều tra, cảnh sát địa phương đã phát hiện đối tượng bị lừa đảo thường là những người lớn tuổi, ít kiến thức về bảo mật thông tin cũng như ý thức cảnh giác với tội phạm.

Trước vụ việc của bà Trương, cảnh sát địa phương đã phát thông báo khi các cơ quan chức năng cần làm việc, xác minh, điều tra bất kỳ cá nhân nào đều có người đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản gửi đến chính quyền địa phương, hay địa chỉ công ty. Tuyệt đối không làm việc qua số điện thoại hoặc mạng xã hội.

Viên cảnh sát này cũng khuyến cáo, mọi người cần cảnh giác khi nhận các cuộc điện thoại từ người lạ, tự xưng là cảnh sát để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án thông qua điện thoại.

Theo Đinh Anh (Nhịp sống thị trường)