Hành trình 15 năm thay đổi thế giới của Twitter

28/03/2022 07:00:00

Trong quá trình hình thành và phát triển, Twitter đã thay đổi không ít lĩnh vực, đáng chú ý nhất là báo chí, truyền thông.

Ngày 21/3/2006, đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey đăng cập nhật (tweet) đầu tiên trên thế giới: “just setting up my twttr” (vừa thiết lập xong twttr của tôi). 15 năm sau đó, nhiều thứ đã thay đổi. Chẳng hạn, twttr đổi tên thành Twitter, giới hạn tweet 140 ký tự đã được dỡ bỏ, nút yêu thích (favourite) đổi thành nút thích (like), dịch vụ video ngắn Vine ra mắt rồi biến mất. Tuy nhiên, không chỉ có Twitter trải qua quá trình phát triển quan trọng, thế giới cũng như vậy. Thế giới chúng ta đang sống không còn giống như 15 năm trước nữa. Dù thích hay không, Twitter cũng góp phần trong đó.

Hành trình 15 năm thay đổi thế giới của Twitter

Twitter đã phần nào thay đổi thế giới theo cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tuy quy mô thua xa Facebook (206 triệu so với 2,89 tỷ người dùng hàng ngày), không thể xem nhẹ sức ảnh hưởng của Twitter. Có lẽ, điều đó là vì nó thu hút sự tham gia của nhiều chính trị gia, nhà báo, ngôi sao. Thật khó để nghĩ về văn hóa thảo luận trên Internet mà không có Twitter.

Vai trò với chính trị, khoa học và kinh doanh

Twitter là một trong các nền tảng mạng xã hội mạnh nhất thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, khoa học và truyền thông. Để thúc đẩy văn hóa thảo luận công khai, Twitter nâng giới hạn ký tự cho mỗi tweet từ 140 lên 280. Những năm gần đây, Twitter liên tục đối mặt với các vấn đề như tin giả, phân biệt chủng tộc, tự do ngôn luận. Đặc biệt, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn là tâm điểm trên mặt báo nhờ các hoạt động trên Twitter của mình. Sau vụ bạo loạn Đồi Capitol hôm 6/1, Twitter đã phải tạm dừng tài khoản của ông vô thời hạn.

Hành trình 15 năm thay đổi thế giới của Twitter-1

Rõ ràng, một trong các mục đích sử dụng Twitter là nâng cao nhận thức về các chủ đề chính trị, tuyên truyền thông điệp chính trị và phối hợp hành động tập thể. Một số chiến dịch nổi bật trên nền tảng phải kể đến #blacklivematters (phản đối bạo lực với người da màu) hay #JezWeCan (cổ động lãnh đạo Đảng Lao động Anh Jeremy Corbyn).

Tuy nhiên, Twitter cũng được dùng để đánh giá dư luận, tạo ra cảm giác đồng thuận “ảo” về một chủ đề nào đó. Đó là vì người dùng có xu hướng kết nối với những người có chung quan điểm với họ và ít gặp phải các ý kiến, vấn đề khác nhau. Twitter đã biến các chính trị gia thành các ngôi sao mạng xã hội hơn là “đầy tớ nhân dân”.

Twitter còn mở ra chân trời mới cho các nhà khoa học khi là một nguồn dữ liệu phong phú, tập hợp thông tin từ công chúng. Việc tập hợp dữ liệu có thể diễn ra thụ động (chụp lại tweet đã đăng) hoặc chủ động (đề nghị mọi người tham gia vào dự án và gửi thông tin). Chẳng hạn, đối với dự án mô hình hóa lũ lụt tại đô thị, nhà khoa học đề nghị mọi người tweet thông tin về lũ lụt ở gần họ để giúp chọn ra kịch bản chính xác nhất từ mô phỏng. Do dữ liệu tạo ra liên tục, họ có thể cập nhật mô hình theo phút. Trong một dự án khác, họ thu thập tweet theo vị trí địa lý và sử dụng thuật toán khớp bản đồ để tính toán lộ trình di chuyển tiềm năng của người dùng Twitter. Sau đó, họ dùng dữ liệu để lập mô hình, đánh giá những thay đổi trong hạ tầng sẽ ảnh hưởng thế nào đến lưu thông.

Kinh doanh cũng là một lĩnh vực mà Twitter can thiệp. Mạng xã hội giới thiệu tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng. Một mặt, nó giúp khách hàng phàn nàn với công ty dễ hơn và làm điều đó một cách công khai. Một mặt, công ty có thể phản hồi khách hàng và giải quyết vấn đề nhanh hơn, giảm chi phí hỗ trợ khách hàng.

Năm 2010, Xbox thiết lập kỷ lục Guiness thế giới nhờ là “thương hiệu phản hồi nhiều nhất trên Twitter” sau khi phản hồi hơn 5.000 câu hỏi mỗi ngày. Nó tạo ra cảm giác công ty đang quan tâm đến khách hàng và tăng sự tin tưởng vào nhãn hàng. Dù vậy, kỳ vọng cao dễ dẫn đến thất vọng khi phản hồi không được như ý.

Twitter cũng mang đến cơ hội nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp để xem khách hàng đang nói tới điều gì, cảm xúc của họ và điều họ quan tâm nhất ở sản phẩm, dịch vụ. Twitter cho phép khách hàng trung thành tiếp thị thay cho doanh nghiệp, bảo vệ họ trên không gian mạng và gợi ý cho người mau tiềm năng khác. Chẳng hạn, khi mạng di động bị nghẽn, nhà mạng tương tác với khách hàng qua Twitter và biến sự kiện tiêu cực thành tích cực.

Hình thành thể loại báo chí mới

Từ lâu, các phòng tin tức luôn chứa đầy dây rợ, nhà báo ngồi sau màn hình và đưa tin về các sự kiện đang diễn ra trên toàn cầu. Twitter đã thay đổi điều đó. Luồng tin thế giới không còn nằm trong tay của các hãng thông tấn lớn như AP hay Reuters. Mỗi khi người dùng tiếp cận hay chứng kiến một sự kiện nào đó, họ ngay lập tức đăng lên mạng.

10 năm trước, thông tin đầu tiên về vụ bố ráp tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden xuất phát từ Twitter của một nhân viên tư vấn công nghệ thông tin tại Pakistan mà không phải từ một quan chức. Hay câu chuyện giật gân nhất năm 2013 về người tố giác Edward Snowden, cựu nhân viên Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ, xuất phát từ báo The Guardian và Twitter. Phải mất 1 tiếng để các hãng tin khác có được tin này. Twitter đã kéo lưu lượng về cho The Guardian từ những khu vực chưa có báo in. Ngày 10/6/2013, một ngày sau khi Edward Snowden tiết lộ danh tính, là ngày lưu lượng cao nhất trong lịch sử tờ báo, với 6,97 lượt truy cập không trùng lặp. Đó là lần đầu tiên lưu lượng từ Mỹ cao hơn lưu lượng từ Anh. Twitter đã mở rộng tầm với của tờ báo, đến với các thị trường khó tiếp cận. Đó là điều vô cùng quan trọng đối với mô hình kinh doanh của bất kỳ hãng thông tấn hiện đại nào.

Hành trình 15 năm thay đổi thế giới của Twitter-2

Vai trò của các nhà báo cũng thay đổi đáng kể. Twitter không bao giờ ngủ, nhà báo cũng vậy. Họ quét tin 24/7, đăng và đăng lại. Một lỗi nhỏ cũng không thể qua mắt “nhà báo mạng”. Việc hiệu đính không còn lâu la nữa mà diễn ra theo thời gian thực để cả thế giới có thể nhìn thấy. Điều đó đồng nghĩa khán giả sẽ “trừ điểm” nặng các thông tin bị đưa sai, vì thế, nhà báo phải bảo đảm đưa tin chính xác.

Trong một số trường hợp, người đưa tin không phải nhà báo mà là người quan sát, người tham gia. Như vậy, nhà báo trở thành người diên giải tin tức. Họ thường “lặn ngụp” trong biển thông tin và quan điểm để quyết định xem nên đưa tin về điều gì. Báo chí giờ đây phụ thuộc vào nội dung cộng đồng để “hỗ trợ cung cấp thông tin, phản ứng và ý kiến công chúng theo thời gian thực trong các sự kiện thời sự”.

Twitter đã tiến triển từ một mạng xã hội để cập nhật tin tức của bạn bè thành một luồng tin mang tính cá nhân ít hơn để theo dõi tin tức xảy ra trên khắp thế giới. Chỉ có thời gian mới trả lời được số phận của Twitter là gì, song chúng ta có thể thấy trước trong những năm tới đây, Twitter vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong không gian công cộng.

Ngày 21/3/2006, đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey đăng cập nhật (tweet) đầu tiên trên thế giới: “just setting up my twttr” (vừa thiết lập xong twttr của tôi). 15 năm sau đó, nhiều thứ đã thay đổi. Chẳng hạn, twttr đổi tên thành Twitter, giới hạn tweet 140 ký tự đã được dỡ bỏ, nút yêu thích (favourite) đổi thành nút thích (like), dịch vụ video ngắn Vine ra mắt rồi biến mất. Tuy nhiên, không chỉ có Twitter trải qua quá trình phát triển quan trọng, thế giới cũng như vậy. Thế giới chúng ta đang sống không còn giống như 15 năm trước nữa. Dù thích hay không, Twitter cũng góp phần trong đó.

Twitter đã phần nào thay đổi thế giới theo cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tuy quy mô thua xa Facebook (206 triệu so với 2,89 tỷ người dùng hàng ngày), không thể xem nhẹ sức ảnh hưởng của Twitter. Có lẽ, điều đó là vì nó thu hút sự tham gia của nhiều chính trị gia, nhà báo, ngôi sao. Thật khó để nghĩ về văn hóa thảo luận trên Internet mà không có Twitter.

Vai trò với chính trị, khoa học và kinh doanh

Twitter là một trong các nền tảng mạng xã hội mạnh nhất thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, khoa học và truyền thông. Để thúc đẩy văn hóa thảo luận công khai, Twitter nâng giới hạn ký tự cho mỗi tweet từ 140 lên 280. Những năm gần đây, Twitter liên tục đối mặt với các vấn đề như tin giả, phân biệt chủng tộc, tự do ngôn luận. Đặc biệt, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn là tâm điểm trên mặt báo nhờ các hoạt động trên Twitter của mình. Sau vụ bạo loạn Đồi Capitol hôm 6/1, Twitter đã phải tạm dừng tài khoản của ông vô thời hạn.

Rõ ràng, một trong các mục đích sử dụng Twitter là nâng cao nhận thức về các chủ đề chính trị, tuyên truyền thông điệp chính trị và phối hợp hành động tập thể. Một số chiến dịch nổi bật trên nền tảng phải kể đến #blacklivematters (phản đối bạo lực với người da màu) hay #JezWeCan (cổ động lãnh đạo Đảng Lao động Anh Jeremy Corbyn).

Tuy nhiên, Twitter cũng được dùng để đánh giá dư luận, tạo ra cảm giác đồng thuận “ảo” về một chủ đề nào đó. Đó là vì người dùng có xu hướng kết nối với những người có chung quan điểm với họ và ít gặp phải các ý kiến, vấn đề khác nhau. Twitter đã biến các chính trị gia thành các ngôi sao mạng xã hội hơn là “đầy tớ nhân dân”.

Twitter còn mở ra chân trời mới cho các nhà khoa học khi là một nguồn dữ liệu phong phú, tập hợp thông tin từ công chúng. Việc tập hợp dữ liệu có thể diễn ra thụ động (chụp lại tweet đã đăng) hoặc chủ động (đề nghị mọi người tham gia vào dự án và gửi thông tin). Chẳng hạn, đối với dự án mô hình hóa lũ lụt tại đô thị, nhà khoa học đề nghị mọi người tweet thông tin về lũ lụt ở gần họ để giúp chọn ra kịch bản chính xác nhất từ mô phỏng. Do dữ liệu tạo ra liên tục, họ có thể cập nhật mô hình theo phút. Trong một dự án khác, họ thu thập tweet theo vị trí địa lý và sử dụng thuật toán khớp bản đồ để tính toán lộ trình di chuyển tiềm năng của người dùng Twitter. Sau đó, họ dùng dữ liệu để lập mô hình, đánh giá những thay đổi trong hạ tầng sẽ ảnh hưởng thế nào đến lưu thông.

Kinh doanh cũng là một lĩnh vực mà Twitter can thiệp. Mạng xã hội giới thiệu tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng. Một mặt, nó giúp khách hàng phàn nàn với công ty dễ hơn và làm điều đó một cách công khai. Một mặt, công ty có thể phản hồi khách hàng và giải quyết vấn đề nhanh hơn, giảm chi phí hỗ trợ khách hàng.

Năm 2010, Xbox thiết lập kỷ lục Guiness thế giới nhờ là “thương hiệu phản hồi nhiều nhất trên Twitter” sau khi phản hồi hơn 5.000 câu hỏi mỗi ngày. Nó tạo ra cảm giác công ty đang quan tâm đến khách hàng và tăng sự tin tưởng vào nhãn hàng. Dù vậy, kỳ vọng cao dễ dẫn đến thất vọng khi phản hồi không được như ý.

Twitter cũng mang đến cơ hội nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp để xem khách hàng đang nói tới điều gì, cảm xúc của họ và điều họ quan tâm nhất ở sản phẩm, dịch vụ. Twitter cho phép khách hàng trung thành tiếp thị thay cho doanh nghiệp, bảo vệ họ trên không gian mạng và gợi ý cho người mau tiềm năng khác. Chẳng hạn, khi mạng di động bị nghẽn, nhà mạng tương tác với khách hàng qua Twitter và biến sự kiện tiêu cực thành tích cực.

Hình thành thể loại báo chí mới

Từ lâu, các phòng tin tức luôn chứa đầy dây rợ, nhà báo ngồi sau màn hình và đưa tin về các sự kiện đang diễn ra trên toàn cầu. Twitter đã thay đổi điều đó. Luồng tin thế giới không còn nằm trong tay của các hãng thông tấn lớn như AP hay Reuters. Mỗi khi người dùng tiếp cận hay chứng kiến một sự kiện nào đó, họ ngay lập tức đăng lên mạng.

10 năm trước, thông tin đầu tiên về vụ bố ráp tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden xuất phát từ Twitter của một nhân viên tư vấn công nghệ thông tin tại Pakistan mà không phải từ một quan chức. Hay câu chuyện giật gân nhất năm 2013 về người tố giác Edward Snowden, cựu nhân viên Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ, xuất phát từ báo The Guardian và Twitter. Phải mất 1 tiếng để các hãng tin khác có được tin này. Twitter đã kéo lưu lượng về cho The Guardian từ những khu vực chưa có báo in. Ngày 10/6/2013, một ngày sau khi Edward Snowden tiết lộ danh tính, là ngày lưu lượng cao nhất trong lịch sử tờ báo, với 6,97 lượt truy cập không trùng lặp. Đó là lần đầu tiên lưu lượng từ Mỹ cao hơn lưu lượng từ Anh. Twitter đã mở rộng tầm với của tờ báo, đến với các thị trường khó tiếp cận. Đó là điều vô cùng quan trọng đối với mô hình kinh doanh của bất kỳ hãng thông tấn hiện đại nào.

Vai trò của các nhà báo cũng thay đổi đáng kể. Twitter không bao giờ ngủ, nhà báo cũng vậy. Họ quét tin 24/7, đăng và đăng lại. Một lỗi nhỏ cũng không thể qua mắt “nhà báo mạng”. Việc hiệu đính không còn lâu la nữa mà diễn ra theo thời gian thực để cả thế giới có thể nhìn thấy. Điều đó đồng nghĩa khán giả sẽ “trừ điểm” nặng các thông tin bị đưa sai, vì thế, nhà báo phải bảo đảm đưa tin chính xác.

Trong một số trường hợp, người đưa tin không phải nhà báo mà là người quan sát, người tham gia. Như vậy, nhà báo trở thành người diên giải tin tức. Họ thường “lặn ngụp” trong biển thông tin và quan điểm để quyết định xem nên đưa tin về điều gì. Báo chí giờ đây phụ thuộc vào nội dung cộng đồng để “hỗ trợ cung cấp thông tin, phản ứng và ý kiến công chúng theo thời gian thực trong các sự kiện thời sự”.

Twitter đã tiến triển từ một mạng xã hội để cập nhật tin tức của bạn bè thành một luồng tin mang tính cá nhân ít hơn để theo dõi tin tức xảy ra trên khắp thế giới. Chỉ có thời gian mới trả lời được số phận của Twitter là gì, song chúng ta có thể thấy trước trong những năm tới đây, Twitter vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong không gian công cộng.

Theo Du Lam (ICT News)