Bác sĩ Jai Prakash Narayan, bác sĩ nhi khoa tại trung tâm y tế mà em bé chào đời cho biết mọi người tại đây đã gọi em bé là một “phép màu” và ai cũng muốn được nhìn thấy em bé một lần.
Em bé sinh ra với 2 đầu dính liền trên một cơ thể |
Bác sĩ Jai cho biết em bé sinh ra ở trạng thái khỏe mạnh và chỉ gặp một vài vấn đề về hô hấp. Đây là con trai đầu lòng của hai vợ chồng trẻ nên họ đã không đi kiểm tra thai kỳ cũng như làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm dị tật ở đứa trẻ.
Mặc dù bề ngoài đứa trẻ có 2 đầu và một phần thân nhưng phim chụp X-quang cho thấy phần xương và các cơ quan nội tạng bên trong được tách rời. Các bác sĩ đã cân nhắc đến khả năng thực hiện phẫu thuật để tách rời 2 đứa trẻ nhưng ca dính liền quá phức tạp nên khả năng này là rất khó.
“Các ca phẫu thuật có thể được thực hiện trong một số ca sinh đôi dính liền, nhưng trường hợp này quá phức tạp và gần như không thể phẫu thuật”, bác sĩ Jai cho biết. “Mặc dù cặp sinh đôi có đầy đủ cơ quan nội tạng tách rời nhưng chúng đều dính liền bên trong một cơ thể, với chỉ 2 chân và 2 tay”.
Ảnh chụp X-quang cho thấy 2 em bé có nội tạng tách biệt nhưng chứa chung trong một cơ thể |
Sau khi chào đời, em bé được chăm sóc tại phòng chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, cha mẹ của em bé đã quyết định mang em bé về nhà bất chấp những lời khuyên và cảnh báo của các bác sĩ về mối nguy có thể xảy ra với tính mạng của đứa trẻ. Cuối cùng, em bé đã tử vong chỉ 32 giờ sau khi được chào đời. Nếu nghe lời khuyên của các bác sĩ, rất có thể cơ hội sống sót của em bé sẽ được cải thiện.
Theo một nghiên cứu mới được công bố cứ 2 trên 100 đứa trẻ mới sinh tại Ấn Độ bị dị tật bẩm sinh.
“Chúng tôi đã có thể xác định được rằng 2,2% trẻ em sinh ra tại Ấn Độ với dị tật bẩm sinh”, Tiến sĩ Anita Kar Pune của đại học Pune (Ấn Độ) cho biết. “Điều này đồng nghĩa với gần 600.000 em bé sinh ra mỗi năm tại Ấn Độ với dị tật bẩm sinh, trong đó các dị tật về tim là phổ biến nhất.
Theo Nhi Nguyễn (Dân Trí)