Hiện trường vụ sập cầu |
Ông Đặng Mạnh Trung - Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Đồng Nai thông tin vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh |
Theo ông Trung, ban đầu lực lương chức năng không có thông tin gì về tàu kéo sà lan. Chỉ đến khi nhóm người nhái lặn xuống lòng sông mới phát hiện tàu kéo đã chìm dưới đáy sông. Về phần biển số tàu kéo do va chạm nên đã rơi và trôi trên mặt nước, sau đó được người dân nhặt được giao cho công an.
“2 tài công sau khi bơi được vào bờ đã xin tiền chủ bãi cát bên sông để bỏ trốn. Hiện chủ sà lan đã được lực lượng công an xác định và đang làm rõ 2 tài công trên tàu kéo”, ông Trung thông tin.
Ông Trung cho biết, do cầu Ghềnh bị đâm sập nên tuyến đường sắt Bắc –Nam bị “tê liệt”. Để giải quyết tình trạng này, những tàu từ Hà Nội vào ga Sài Gòn, khi về tới ga Biên Hòa hành khách sẽ được trung chuyển bằng xe khách về ga Sóng Thần, TP.HCM và ngược lại.
Đại tá Trần Tuấn Triệu – Phó giám đốc PCCC tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện có gần 200 người gồm: lực lượng của Bộ Công an, Bộ Giao thông, Tổng Cục đường sắt phối hợp với lực lượng chức năng TP.HCM và Đồng Nai khắc phục sự cố.
Dừng các chuyến tàu chạy tuyến Biên Hòa–Dĩ An vì sự cố sập cầu Ghềnh Ngay sau khi nhận được thông tin sập cầu Ghềnh, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kịp thời phong tỏa khu gian và dừng chạy tàu khu gian Biên Hòa – Dĩ An, không để xảy ra thiệt hại về người và phương tiện. Tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn, tàu hàng mang số hiệu 2502 đang chạy trong khu gian Biên Hòa – Dĩ An đã được nhân viên gác chắn ĐN km 1700+174 dừng tàu, đảm bảo an toàn. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tổ chức chuyển tải hành khách từ Ga Biên Hòa vào Ga Sài Gòn và ngược lại. |