Vụ nữ sinh cấp 3 tố bác sĩ "luồn tay" vào ngực khi khám sức khỏe ở Hải Phòng: Đơn vị khám lên tiếng

06/09/2017 13:29:00

Đại diện phòng khám cho rằng, bác sĩ khám cho các em học sinh ở trong lớp trước nhiều người gồm các em và tổ chuyên môn, thì thông tin bác sĩ sàm sỡ là không đúng.

Đại diện phòng khám cho rằng, bác sĩ khám cho các em học sinh ở trong lớp trước nhiều người gồm các em và tổ chuyên môn, thì thông tin bác sĩ sàm sỡ là không đúng.

"Tại đây, bác sĩ L. khám Nội cho các học sinh ở trong lớp học cùng hai nữ y tá, xung quanh là các học sinh và thầy cô giáo của lớp. Các em học sinh yêu cầu đặt ống nghe ở ngoài áo, tuy nhiên, ở trong lớp rất ồn nên bác sĩ không nghe thấy gì. 

Do đó, bác sĩ đã yêu cầu các em học sinh nữ cởi cúc áo ra để khám, tránh việc phải vén áo còn đối với các học sinh nam thì bác sĩ đã yêu cầu vén áo để khám", bà Nga nói. 

Bà Nga cho rằng, nếu các em học sinh nói bác sĩ có ý định sàm sỡ hay làm gì thì chỉ ở trong phòng có hai người và được đóng kín. Nhưng trong trường hợp này, bác sĩ khám cho các em học sinh ở trong lớp trước nhiều người gồm các em và tổ chuyên môn, thì thông tin bác sĩ sàm sỡ là không đúng.

Vụ  nữ sinh cấp 3 tố bác sĩ luồn tay vào ngực khi khám sức khỏe ở Hải Phòng: Đơn vị khám lên tiếng - Ảnh 1.

Bác sĩ bị nữ sinh "tố" có động tác khám không đúng mực

Trước đó, trên mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh về việc bác sĩ nam lợi dụng việc khám sức khỏe đầu năm học đã có những hành vi chưa đúng mực khi khám sức khỏe cho học sinh nữ tại Trường THPT Lê Quý Đôn (Hải Phòng). 

Chiều 5/9, trao đổi với chúng tôi, ông Trần Đức Ngọc, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn cho biết, vào sáng 26/8, Trường THPT Lê Quý Đôn có khám sức khỏe cho các học sinh khối 12 của nhà trường theo hợp đồng ký với Phòng khám Đa khoa Hiện đại (thuộc Công ty TNHH Hòa Nga).

Theo ông Ngọc, ngay sau khi lễ khai giảng sáng nay (5/9) kết thúc, nhà trường đã làm việc với bác sĩ nam được học sinh nhắc đến khi chia sẻ trên mạng và một số học sinh nữ cũng như một số bác sĩ chuyên khoa.

"Bác sĩ nam giải thích là làm việc đúng chuyên môn của mình. Tuy nhiên, học sinh muốn ống nghe nhịp tim để ngoài áo nhưng trong điều kiện phòng học chứa 20- 30 học sinh khá ồn ào thì để ngoài áo khó có kết quả chính xác", ông Ngọc nói. 

Theo Minh Ngọc (Trí Thức Trẻ)