Vụ người người phụ nữ tự vẫn ở Hà Nội nghi vấn bị lừa chuyển nhượng nhà đất mất trắng căn nhà: Lộ ra hợp đồng thế chấp của chủ cũ

15/12/2019 13:40:20

Người thân của nạn nhân sau vụ tự vẫn cho biết, trước đó nhiều ngày bà Trần Thị Nh. đã gọi điện cầu cứu chủ nhà (cũ), van người này xuất hiện để giải quyết vụ việc liên quan đến thông báo công khai tịch thu tài sản từ phía ngân hàng.

Liên quan đến vụ người phụ nữ tự vẫn tại nhà riêng ở ngôi nhà trong ngõ 53, phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, chia sẻ với PV, chị Ngạc Thị Hoài Th. (con gái nạn nhân) cho hay, gần chục năm qua mẹ của chị sống tại ngôi nhà của mình nhưng như người đi ở nhờ.

Đặc biệt, trong những ngày trước đó, nạn nhân đã liên tục tìm mọi cách liên hệ với chủ nhà cũ để giải quyết liên quan đến một hợp đồng thế chấp. Cùng thời điểm này, một số nhân viên ngân hàng cũng xuất hiện liên hệ để kê biên tài sản.

"Tôi khẳng định rằng, chính ngôi nhà này mẹ tôi bị chủ nhà cũ lừa gạt giấy tờ. Họ đem đi thế chấp khiến mẹ tôi không còn con đường sống", chị Th. đau buồn.

Hoán đổi nhà cho chủ cũ

Theo tài liệu PV thu thập, trong tờ giấy "Hợp đồng chuyển nhượng nhà", ngày 7/12/2010 bà Trần Thị Nh. là chủ thửa đất số 88-2, tờ bản đồ số 05, diện tích 82,1m2 cùng căn nhà 2 tầng trên diện tích đất (địa chỉ tại số 8, tổ 26, phường trung Hòa, quận Cầu Giấy).

Vụ người người phụ nữ tự vẫn ở Hà Nội nghi vấn bị lừa chuyển nhượng nhà đất mất trắng căn nhà: Lộ ra hợp đồng thế chấp của chủ cũ
Hợp đồng chuyển nhượng viết tay giữa nạn nhân và chủ nhà cũ

Bà Nh. thống nhất đổi ngôi nhà trên cho ông Nguyễn Khắc H. (số chứng minh nhân dân 013210703) tại địa chỉ số (cũ) 25, ngõ 53, phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân. Diện tích 32,7m2, với hiện trạng ngôi nhà 5 tầng, cùng nội thất đầy đủ. Ngoài ra ông Hợp phải trả thêm cho bà Nh. số tiền 1,1 tỷ đồng.

Người thân của bà Nh. cho biết, ngày viết giấy tờ cũng là ngày mẹ con chị Nh. về ở tại ngôi nhà trong ngõ 53 phố Quan Nhân chờ chủ cũ làm thủ tục sang tên. Trong thời gian này, toàn bộ giấy tờ cũ ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy bà Nh. đã bàn giao cho ông H.

"Thế nhưng, kể từ ngày đó cho đến nay, ông H. không sang tên cho mẹ tôi, mà dùng giấy tờ chính chủ để cắm ngân hàng", con gái nạn nhân chia sẻ.

Vụ người người phụ nữ tự vẫn ở Hà Nội nghi vấn bị lừa chuyển nhượng nhà đất mất trắng căn nhà: Lộ ra hợp đồng thế chấp của chủ cũ - 1
Chị Th. cho rằng bước đường cùng khiến mẹ của chị tìm đến cái chết

Tại Hợp đồng thế chấp tài sản (số 240.2010, tại một ngân hàng có chi nhánh ở Hà Nội), vào ngày 16/11/2010 ngôi nhà trên được định giá tương đương 3,1 tỷ đồng. Chủ nhà được giải ngân tương đương hơn 2,3 tỷ đồng.

Như vậy, người thân của nạn nhân cho rằng, ông H. đã đem giấy tờ đi thế chấp ngân hàng nhưng vẫn cố tình lừa dối.

Vụ người người phụ nữ tự vẫn ở Hà Nội nghi vấn bị lừa chuyển nhượng nhà đất mất trắng căn nhà: Lộ ra hợp đồng thế chấp của chủ cũ - 2

Vụ người người phụ nữ tự vẫn ở Hà Nội nghi vấn bị lừa chuyển nhượng nhà đất mất trắng căn nhà: Lộ ra hợp đồng thế chấp của chủ cũ - 3
Phía ngân hàng xác nhận với PV những giấy tờ liên quan đến ngôi nhà bị thế chấp

Liên quan đến vụ việc, chúng tôi đã đưa ra toàn bộ tư liệu để đối chiếu với phía ngân hàng để làm rõ, thì được một lãnh đạo thuộc bộ phận thu hồi nợ xác nhận những giấy tờ này trùng hợp. Tuy nhiên, phía ngân hàng cho rằng, bản thân bà Nh. cũng là nạn nhân. Về luật pháp thì ngân hàng này không liên quan đến tai nạn của bà Nh..

"Đây là khoản nợ xấu, chúng tôi cũng đang rất khó khăn trong việc thu hồi nợ. Bởi vì, ông H. và vợ không hợp tác, luôn lảng tránh. Thậm chí phía chính quyền địa phương cũng không hỗ trợ khi công khai niêm yết thu hồi tài sản", một cán bộ ngân hàng cho hay.

Hậu quả từ thiếu hiểu biết về pháp luật

Để có cái nhìn khách quan về tính pháp lý của hợp đồng trên, chúng tôi có buổi trao đổi với Luật sư Trương Quốc Hòe - Văn phòng luật sư Interla. Tại buổi làm việc với luật sư Hòe, trao đổi với phóng viên Luật sư bày tỏ sự xót xa trước sự việc và cho rằng, đây là hậu quả của sự thiếu hiểu biết về pháp luật.

Luật sư Hòe cho hay, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được hiểu là một giao dịch dân sự. Theo quy định của pháp luật thì hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Trong một số trường hợp cụ thể thì giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký mới được pháp luật công nhận. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những trường hợp cụ thể đó.

Vụ người người phụ nữ tự vẫn ở Hà Nội nghi vấn bị lừa chuyển nhượng nhà đất mất trắng căn nhà: Lộ ra hợp đồng thế chấp của chủ cũ - 4
Ngôi nhà đã được thế chấp tại ngân hàng

Căn cứ theo Điều 127 luật đất đai 2003 quy định về trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

 "…Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất."

"Trong trường hợp này, hợp đồng chuyển nhượng nhà của bà Nh. và ông H. chỉ được lập thành văn bản nhưng không được công chứng, chứng thực và thông tin trong hợp đồng rất sơ sài. Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật dân sự năm 2005 về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định. Đối chiếu với các quy định trên thì có thể thấy rằng Hợp đồng chuyển nhượng này chưa phát sinh hiệu lực pháp luật", luật sư Hòe phân tích.

Vụ người người phụ nữ tự vẫn ở Hà Nội nghi vấn bị lừa chuyển nhượng nhà đất mất trắng căn nhà: Lộ ra hợp đồng thế chấp của chủ cũ - 5

Vụ người người phụ nữ tự vẫn ở Hà Nội nghi vấn bị lừa chuyển nhượng nhà đất mất trắng căn nhà: Lộ ra hợp đồng thế chấp của chủ cũ - 6
Giấy tờ liên quan đến ngôi nhà

Hơn thế nữa, trong trường hợp tài sản đang được thế chấp tại Ngân hàng thì không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp trừ trường hợp được sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Đối với trường hợp bà Nh. không biết ngôi nhà mình nhận chuyển nhượng đã bị thế chấp tại Ngân hàng thì giao dịch này sẽ bị vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu được quy định như sau:

"Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

"Thời gian gần đây, tại các địa phương trong cả nước đã xảy ra nhiều vụ án tranh chấp mà nguyên nhân được xác định là do hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế. Chính vì vậy, người dân khi tham gia các giao dịch dân sự cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật. Đối với trường hợp giao dịch quan trọng thì nên đến các Văn phòng luật sư, Công ty Luật hay Trung tâm trợ giúp pháp lý để được tư vấn, hỗ trợ", luật sư Trương Quốc Hòe nhấn mạnh.

Theo Minh ngọc (Trí Thức Trẻ)

Nổi bật