Vụ giáo viên 'xin' phụ huynh tiền mua laptop bất thành liền quay ra dỗi: Không bố trí đứng lớp cho cô giáo

29/09/2024 08:34:30

Một giáo viên lớp 4 trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, được cho ngừng đứng lớp sau khi phụ huynh phản đối việc cô kêu gọi tài trợ laptop.

Trao đổi với PV VietNamNet chiều nay (28/9), ông Võ Cao Long - Trưởng Phòng GD-ĐT quận 1 cho biết, đơn vị đã làm việc với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương và cô T.P.H. - giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3.

Phòng GD-ĐT quận 1 yêu cầu nhà trường trước mắt không bố trí đứng lớp cho cô T.P.H. Trong thời gian này, nhà trường tạm thời bố trí giáo viên khác đứng lớp 4/3 nhằm ổn định tâm lý cho học sinh và phụ huynh. Đồng thời, nhà trường giải quyết yêu cầu chuyển lớp cho con của 25/27 phụ huynh lớp này.

Toàn bộ số tiền phụ huynh đóng góp trước đó được hoàn trả cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 4/3 để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ.

Vụ giáo viên 'xin' phụ huynh tiền mua laptop bất thành liền quay ra dỗi: Không bố trí đứng lớp cho cô giáo
Trường Tiểu học Chương Dương - nơi xảy ra sự việc. Ảnh: L.H.

Như đã đưa tin, cô H. - giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương - bị hàng chục phụ huynh làm đơn xin đổi chủ nhiệm. Lý do là cô đề nghị phụ huynh ủng hộ mua laptop, nhưng khi có ý kiến không đồng ý thì không soạn đề cương ôn tập cho học sinh.

Cụ thể, trong buổi họp phụ huynh đầu năm của lớp 4/3 (diễn ra ngày 14/9), cô H. đề nghị phụ huynh hỗ trợ 1 laptop trị giá 4-5 triệu đồng, máy in tài liệu và hỗ trợ cô bảo mẫu của lớp 300 nghìn đồng/tháng. Lúc đó, phụ huynh có ý kiến rằng máy in đã được trang bị từ lớp 3, cô giáo nên liên hệ giáo viên chủ nhiệm cũ để xin lại cho lớp. 

Phụ huynh tính toán rằng với chiếc laptop giá 5-6 triệu đồng, mỗi người sẽ phải đóng góp từ 200-300 nghìn đồng. Tuy nhiên, vì còn góp vào việc khác, phụ huynh phải đóng 500 nghìn đồng/người. 

Có 29 phụ huynh đã đóng tiền, tổng cộng 14,5 triệu đồng. Cô H. đưa cô bảo mẫu 300 nghìn đồng, đóng quỹ khuyến học 500 nghìn đồng, giữ 13,7 triệu đồng. Nữ giáo viên này nói xin 6 triệu đồng từ số tiền này để mua laptop trị giá 11 triệu (5 triệu còn lại do cô tự bỏ ra) và muốn cái laptop này là của riêng cô.

Có 26 phụ huynh đồng ý, 3 người không đồng ý, còn 9 phụ huynh không ý kiến. Vì vậy, nữ giáo viên đã “dỗi” và nói sẽ không soạn đề cương ôn tập cho học sinh. Sau sự việc, hàng chục phụ huynh đã đứng đơn đề nghị Trường Tiểu học Chương Dương đổi chủ nhiệm, đồng thời không đồng ý để cô giáo H. tiếp tục giảng dạy ở lớp 4/3.

Toàn cảnh vụ giáo viên 'xin' phụ huynh tiền mua laptop bất thành liền quay ra dỗi: Nhiều tình tiết khiến netizen bức xúc! - 1
Tin nhắn của giáo viên (Ảnh chụp màn hình)

 

2 ngày sau, tức ngày 16/9, cô H. tiếp tục nhắn 1 tin vào group lớp với nội dung: " Hôm thứ 7 (14/9), cô có xin phụ huynh hỗ trợ laptop khoảng 5 - 6 triệu đồng. Cô đã mua máy 11 triệu đồng thì cô bù vào 5 triệu đồng và laptop này là của cô. Phụ huynh có đồng ý không ạ? ".

Song song với dóng tin nhắn, cô còn tạo bình chọn trên Zalo với nội dung là "đồng ý/không đồng ý" để phụ huynh đưa quan điểm. Khi có phụ huynh nêu ý kiến không đồng ý, cô H. lập tức hỏi "danh tính" rồi khóa bình chọn. Kết quả bình chọn có 26 phụ huynh đồng ý, 3 phụ huynh không đồng ý, 9 phụ huynh không ý kiến.

"Đã có phụ huynh không đồng ý thì cô sẽ không nhận nhé" , cô H nhắn.

Toàn cảnh vụ giáo viên 'xin' phụ huynh tiền mua laptop bất thành liền quay ra dỗi: Nhiều tình tiết khiến netizen bức xúc! - 2
Khi có phụ huynh không đồng ý thì cô H. hỏi là phụ huynh của học sinh nào (Ảnh: Người Lao Động)

Báo Người Lao Động đưa tin, đến ngày 17/9, cô H. tiếp tục nhắn vào nhóm lớp với nội dung: "Tối qua và sáng nay cô đã nhận nhiều tin nhắn và điện thoại của phụ huynh năn nỉ cô nhận phần hỗ trợ của lớp. Cô xin nói rõ quan điểm của cô là cô không nhận nha phụ huynh. Và cô cũng không phải soạn đề cương ôn tập cho các con. Cô thống nhất bài ôn và phụ huynh tự ôn ạ. Có cảm ơn phụ huynh. Vậy nha phụ huynh".

Toàn cảnh vụ giáo viên 'xin' phụ huynh tiền mua laptop bất thành liền quay ra dỗi: Nhiều tình tiết khiến netizen bức xúc! - 3
Cô H. khẳng định không soạn đề cương ôn tập cho học sinh (Ảnh: Báo Giao Thông)

NT (SHTT)

Nổi bật