Nhà máy Formosa. |
Theo ông Thắng: Trước tình thế cấp bách như vậy, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành các quyết định, quy định tạm thời chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và khôi phục sản xuất cho người dân bị ảnh hưởng, như hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ đóng mới tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, hỗ trợ cải hoán năng công suất tàu khai thác, hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho hộ nghèo và hộ cận nghèo để chuyển đổi ngành nghề, việc hỗ trợ đảm bảo công khai, minh bạch. Trước mắt tỉnh Hà Tĩnh chủ động phối hợp với Bộ TNMT quan trắc sớm xác định được vùng biển an toàn và không an toàn để ngư dân an tâm ra khơi.
Đề cập đến hướng xử lý trách nhiệm của các sở, ban ngành của Hà Tĩnh do buông lỏng quản lý để Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường, ông Thắng nói: “Liên quan đến hướng xử lý trách nhiệm thì tỉnh cũng đã họp bàn rồi, nhưng thời điểm này không tiện công bố với báo chí và tôi không phải là người phát ngôn của UBND tỉnh”.
Người dân vùng biển thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) điêu đứng sau sự cố ô nhiễm biển vừa qua. |
Ông Thắng chia sẻ thêm: “Tinh thần chung là theo đúng trách nhiệm, tới đây sẽ xử lý cụ thể, cái nào là của Trung ương, cái nào là của địa phương, ai liên quan thì phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, việc của tỉnh thời điểm này tập trung cao độ cho công tác ổn định tình hình và ổn định phát triển sản xuất. Trong tháng 7 này theo chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương hoàn thành phương án đánh giá thiệt hại nhằm thống kê chính xác giá trị thiệt hại sau sự cố môi trường trên tất cả các lĩnh vực bị ảnh hưởng”.
Theo Hữu Anh (Dân Việt)