"Một số người đã quá nóng tính và cũng chỉ vì miếng cơm manh áo nên mới thiếu kiềm chế như thế. Thay mặt toàn bộ anh em xe ôm truyền thống hoạt động tại bến xe An Sương, tôi gửi lời xin lỗi đến tài xế GrabBike bị đánh hội đồng ngày 25/9", ông Lê Hoàng Vạn chia sẻ.
Ngày 27/9, chúng tôi tìm đến bến xe An Sương (xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP. HCM) để tìm hiểu thêm sự việc sau vụ một tài xế GrabBike bị xe ôm truyền thống hành hung. Tại đây vẫn còn râm ran câu chuyện "tranh giành lãnh địa" giữa xe ôm truyền thống và GrabBike.
Còn về chuyện mới xảy ra giữa nhóm xe ôm truyền thống và một xe ôm công nghệ, ông Vạn bùi ngùi tâm sự: "Sự việc xô xát giữa hai bên như vậy là một điều đáng tiếc. Thật sự một số người đã quá nóng tính và cũng chỉ vì miếng cơm manh áo nên mới thiếu kiềm chế như thế. Thay mặt toàn bộ anh em xe ôm hoạt động tại bến xe An Sương, tôi gửi lời xin lỗi đến tài xế GrabBike bị đánh hội đồng ngày 25/9".Gặp chúng tôi, ông Lê Hoàng Vạn (60 tuổi) - Chủ tịch Nghiệp đoàn xe 2 bánh tại bến xe An Sương chỉ biết thở dài. Ông Vạn cho biết, trong hơn 20 năm hành nghề xe ôm, ông cũng đã chứng kiến nhiều vụ ẩu đả giữa những người đồng nghiệp với nhau.
Ông Vạn thay mặt đội ngũ xe ôm ở bến xe, gửi lời xin lỗi đến tài xế GrabBike bị đánh hội đồng |
Theo ông Vạn, giữa hai bên có lẽ không bên nào muốn sự việc đi quá xa, cũng không ai muốn vi phạm pháp luật.
Ông Vạn chia sẻ thêm, từ khi xuất hiện xe ôm công nghệ Grab và Uber, nghiệp đoàn xe ôm truyền thống đối diện với rất nhiều khó khăn về cuộc sống. Để kiếm được miếng cơm ngày 3 bữa cho bản thân và gia đình thật sự rất chua chát.
Hầu hết, nhiều hành khách xuống xe đều trả lời khi ông rằng: "Đã gọi Grab và Uber rồi" nên những xe ôm truyền thống như ông không thể làm gì hơn. Ngày qua ngày đều nhận được câu trả lời nhưng thế khiến tâm trạng mỗi xe ôm truyền thống chẳng thấy vui vẻ gì.
"Để chở được một khách, tất cả anh em xe ôm truyền thống hành nghề tại khu vực bến xe An Sương phải bốc số thứ tự, xếp hàng chờ tới lượt chứ không thể giành của nhau. Hầu hết xe ôm truyền thống đều đã lớn tuổi với hàng chục năm gắn bó với nghề rồi. Kiếm được dăm bảy chục nghìn về đưa vợ con không dễ dàng gì đâu, có khi ngồi cả ngày bao nhiều sương gió cũng chả có cuốc xe nào", ông Vạn tậm sự.
Uber, Grab cũng phải chấp hành đúng theo nội quy của bến xe
Theo lời Chủ tịch nghiệp đoàn xe ôm truyền thống tại bến xe An Sương, đối với xe ôm truyền thống do chỉ chạy một chiều và chở khách tại một khu vực nhất định nên có giá cao hơn xe ôm công nghệ.
"Thấy dịch vụ xe ôm công nghệ được nhiều người chọn đi, chúng tôi cũng rất muốn đăng ký chạy nhưng khổ nỗi toàn những người lớn tuổi không biết chữ, mù tịt công nghệ nên phải chấp nhận lay lắt gắn bó với nghề, kiếm thêm từng đồng giúp gia đình sống qua ngày", ông Vạn chia sẻ.
Nhóm xe ôm truyền thống xông vào đánh hội đồng tài xế GrabBike (ảnh cắt từ clip). |
Nghiệp đoàn xe ôm truyền thống tại đây cũng đã thống nhất và quán triệt với tất cả thành viên không được "chặt chém" hành khách, nếu ai vi phạm sẽ bị kỷ luật, có thể không cho đăng ký hoạt động tại bến xe.
Chia sẻ về nguyện vọng trong nghề, ông Vạn cho biết: "Nguyện vọng của anh em xe ôm truyền thống là tài xế Grab, Uber đón khách ở khu vực lân cận nếu có hành khách có nhu cầu đi dịch vụ này. Còn khu vực trong bến xe nên nhường miếng cơm, manh áo cho những người lớn tuổi chúng tôi kiếm sống qua ngày".
Ngày 27/9, trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Hùng Long, Phó giám đốc bến xe An Sương cho biết thêm: "Chủ trương của bến xe là không ngăn cấm các dịch vụ xe ôm công nghệ như Uber hay Grab, có thể chạy vào đón khách, giao hàng bình thường. Tuy nhiên, Uber, Grab phải chấp hành đúng theo nội quy của bến xe. Điều này cũng đã được chúng tôi quán triệt, phổ biến rộng rãi đến toàn bộ anh em xe ôm truyền thống hoạt động trong bến, rằng nếu để xảy ra tình trạng mất trật tự gây gổ, xô xát giữa xe ôm truyền thống và Uber, Grab thì những người có liên quan sẽ bị bến trả về đơn vị quản lý không chấp nhận cho hoạt động tại bến".
Liên quan đến vụ việc xô xát giữa xe ôm truyền thống với tài xế GrabBike xảy ra ngoài bến xe An Sương ngày 25/9, ông Long cho rằng, để tránh những mâu thuẫn không đáng có tiếp tục xảy ra, ông Long mong chính quyền địa phương cũng nên nhắc nhở quán triệt xe ôm truyền thống hoạt động theo quy định.
Bên cạnh đó công ty Uber và Grab cũng cần nhắc nhở, đào tạo lại các tài xế trong cách ứng xử, giải quyết phù hợp trong mọi tình huống.
Ông Long cho biết, hiện lực lượng xe ôm hoạt động tại bến xe An Sương có khoảng 80 người trực thuộc Liên đoàn lao động huyện Hóc Môn chịu sự quản lý của bến xe An Sương. "Sau khi xảy ra sự việc chúng tôi đã có kế hoạch phối hợp với công an địa phương và Liên đoàn lao động huyện Hóc Môn nhắc nhở, quán triệt anh, em không được có những hành động vi phạm pháp luật", ông Long nói.
Theo Tứ Quý (Thời Đại)