|
Bà Phạm Thị Ngọt cho biết sẽ không tiếp tục theo đuổi vụ việc. |
- Bà có ý định tiếp tục theo đuổi vụ việc này không?
Gia đình, bạn bè tôi khuyên nên thôi. Đại khái, người ta (chị Hồng – PV) muốn có tiền rồi thì cho người ta đi, để cho mình nhẹ đầu. Nếu mình tiếp tục sẽ rất mệt mỏi, mà tôi còn phải lo cho việc làm ăn nên không có thời gian.
- Tức là bà chấp nhận quyết định của Công an quận Tân Bình, không làm đơn khiếu nại?
Đúng vậy.
- Nắm chắc phần thắng về mình rất ít, thế sao bà cố tìm thêm bằng chứng làm gì?
Tôi phải lên tiếng chứ. Tiền của mình mất phải lên tiếng, nếu im ru như vậy tôi cảm thấy khó chịu lắm. Chúng tôi đang làm hồ sơ đầy đủ, chỉ còn việc chờ một hiệu trưởng bên Nhật Bản cung cấp con dấu để chứng minh chồng tôi từng dạy học ở đó nhưng mà công an đã sớm kết luận rồi.
- Rất nhiều bạn đọc Báo Người Lao Động phản ứng, nói bà là người “tham lam”, “thấy tiền là sáng mắt”, “khai man”…
Mọi người không hiểu rõ vấn đề nên dẫn đến hiểu nhầm về tôi. Gần đây, tôi cố gắng tìm bằng chứng là để cho mọi người thấy tôi không nhận bừa.
Thật ra, tiền của chồng tôi mất thật. Lúc còn ở Việt Nam, ổng đã bị bệnh thận móng ngựa nằm li bì ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Ổng hay bảo tôi cố tìm số tiền đã mất đi nhưng tôi không tìm vì cứ nghĩ ổng làm mất bên Nhật.
Nhưng trong lần dọn đồ vào ngày 1-9-2013, tôi phát hiện trong chiếc loa có mấy tờ giấy lạ lạ như tem nhưng cũng chẳng quan tâm. Sau đó, tôi cho anh Hòa (anh họ bà Ngọt – PV) mang đi bán cho một bà ve chai. Đến tháng 3-2015, tôi mới đọc báo thấy chị Hồng nhặt được 5 triệu yen. Ngày 3-4, tôi đã tới Công an quận Tân Bình nộp đơn nhưng không hiểu sao hơn 20 ngày sau công an mới thông báo cho dư luận biết.
- Bà có thể chia sẻ về cuộc sống sắp tới của mình?
Tôi vẫn lo kiếm sống từ việc gia công quần áo, làm lông mi giả. Khoảng thu nhập hằng ngày chỉ đủ trang trải, trả tiền trọ. Chồng tôi đang điều trị bệnh ở Nam Phi, khó có khả năng 2 vợ chồng sớm được gặp mặt.
- Bà có lời nhắn gì không?