Thông tin trên được ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ diễn ra chiều nay (25.4).
Quy hoạch báo chí là nhạy cảm
Ông Son cho biết: “Quy hoạch báo chí là quy hoạch nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân trong ngành báo chí. Hiện nay Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình báo chí, với hơn 800 cơ quan. Đặc biệt chưa nước nào có nhiều đài truyền hình như VN, với hơn 300 kênh phát thanh, truyền hình phát sóng hàng ngày. Việt Nam cũng được coi là quốc gia có tự do báo chí”.
|
Một chương trình được phát trên sóng truyền hình
|
Vì số lượng nhiều nên theo ông Son sẽ không tránh khỏi tình trạng trùng lắp. Dự thảo quy hoạch báo chí đã triển khai trong quá trình dài, qua nhiều cấp. Trước đây Thủ tướng đã giao cho Bộ Thông tin - Truyền thông xây dựng vào năm 2013 và đã cho ý kiến vào dự thảo. Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, đây là văn bản cá biệt có lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương nhưng không lấy ý kiến của tất cả các cơ quan báo chí. Do tính chất quan trọng của nó nên Ban cán sự Đảng Chính phủ đã trình Bộ Chính trị và Bộ Chính trị cũng không có yêu cầu lấy ý kiến tất cả các đối tượng. Vẫn theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Chính phủ đã trình Bộ Chính trị 2 lần. Lần thứ nhất, Bộ Chính trị đã yêu cầu Chính phủ tiếp tục hoàn thiện đề án và ngày 7.11.2014 đã xem xét lại lần thứ 2. “Nhưng đây là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, cấp bách, có tác động đến nhiều cơ quan, đối tượng nên Bộ Chính trị yêu cầu Ban cán sự Đảng Chính phủ trình ra Trung ương. Hiện nay, Trung ương đã có ý kiến”, ông Son nói và cho biết, Ban Chấp hành Trung ương đã giao cho Chính phủ tiếp thu ý kiến Trung ương, hoàn thiện bản đề án. Khi ban hành Đề án, sẽ công khai cho các đối tượng.
>> Gã MC truyền hình "chua ngoa" nhất Việt Nam
>> Top 3 "ngọc nữ" gây bão trên sóng truyền hình hiện nay
>> Những BTV truyền hình nổi tiếng "trẻ mãi với thời gian"
Theo Anh Vũ - Mạnh Quân (Thanh Niên Online)