Cụ thể, để gói chiếc bánh chưng khổng lồ này cần 1.200 kg gạo nếp, 200 kg thịt heo, 300 kg đậu xanh, 300 kg lá chuối, 50 kg lá dong. Bánh được thực hiện gói vào chiều ngày 13.4 và được nấu trong 70 giờ. Ngay sau khi nghi thức cúng Quốc tổ, chiếc bánh chưng khổng lồ sẽ được cắt ra và mời tất cả thực khách tham quan vào vào lúc 10 giờ ngày 17.4.
Công viên văn hóa Đầm Sen (TP.HCM) chuẩn bị nguyên liệu gói chiếc bánh chưng 2,5 tấn. (ảnh: BTC) |
Thực tế, trong dịp Giỗ tổ, ngoài những vật phẩm như bánh chưng, bánh dày, chai rượu thuộc hàng “khủng”. Có không ít những hiện vật khác được nhân dân địa phương các tỉnh, các đoàn khối cơ quan cung tiến về các di tích đền, chùa, miếu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và Khu di tích Đền Hùng. Câu hỏi đặt ra là những vật phẩm sẽ được đặt tại đâu? Sẽ có những hướng dẫn cụ thể nào cho người có lòng muốn dâng hiện vật? Bởi thực tế không ít những trường hợp cung tiến hiện vật lạ vào di tích làm sai lệch không gian di tích cổ.
Giải đáp những thắc mắc đó, ông Hà Kế San cho biết, các cá nhân, đơn vị có lòng cung tiến hiện vật thì nên chọn những hiện vật mang ý nghĩa, giá trị tâm linh. Bên cạnh đó một phần thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tấm lòng thơm thảo, biết ơn tiên tổ. Nhiều năm qua, không ít địa phương, các tỉnh cung tiến những cặp lục bình, tranh, ảnh...
“Chủ trương của UBND tỉnh Phú Thọ luôn trân trọng tiếp nhận những hiện vật đó. Tuy nhiên, tiếp nhận nhưng không có nghĩa phải đặt hiện vật vào đình, đền, di tích vì tất cả các hiện vật di tích đều đã được kiểm kê xác định bởi các cơ quan, ban ngành liên quan đến hệ thống di sản.