Cụ thể, với môt ô, xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt từ 4-6 triệu đồng ((mức phạt cũ từ 800.000 đến 1 triệu đồng); ô tô,và các loại xe tương tự xe như ôtô nếu vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền sẽ từ 18-20 triệu đồng (hiện đang là 4-6 triệu đồng)
Vì sao Bộ Công an đề xuất tăng mạnh mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ? Nếu tăng mứ phạt có thể ngăn ngừa tình trạng vượt đèn đỏ đang xảy ra hiện nay?
Xung quanh vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc đối thoại với Đại tá Phạm Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) và cũng là đơn vị chủ trì soạn thảo Nghị định về nội dung này.
PV: Tại dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, Bộ Công an đã đề xuất nâng mức phạt đáng kể đối với một số hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới ùn tắc và TNGT. Xin ông cho biết cụ thể những đề xuất lần này?
Đại tá Phạm Quang Huy: Căn cứ tình hình thực tiễn hiện nay, đã có rất nhiều nỗ lực của Đảng, của Chính phủ, các ban ngành thì việc kiềm chế TNGT đã được đưa ra thành những Nghị quyết thực hiện và triển khai đồng bộ, có hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có những bức xúc liên quan đến các nguyên nhân, hành vi gây ra TNGT. Chẳng hạn vượt đèn đỏ, vận chuyển hàng trên xe không chằng buộc chắc chắn, che dán biển số, giao xe cho người không đủ điều kiện, lạng lách đánh võng…
Đó là những hành vi mà chúng tôi tạp trung trong đợt xây dựng dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong linh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ tới để giáo dục, răn đe và đánh vào những tồn tại mà từ rất lâu rồi các cơ quan chức năng cũng đã tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục, nhưng chưa có sự thay đổi nhiều trong nhận thức của một số những người tham gia giao thông.
Do đó căn cứ vào tình hình TNGT, căn cứ vào thực trạng vi phạm như thế, chúng tôi thấy rằng cần phải triệt tiêu những nguyên nhân gây ra TNGT để xử lý nghiêm, giải quyết những bức xúc của xã hội trong thời gian gần đây.
PV: Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo nghị định là Ban soạn thảo đề xuất tăng gấp 6 lần khi xe máy vượt đèn đỏ. Vì sao Ban soạn thảo đưa ra đề xuất này?
Đại tá Phạm Quang Huy: Cái việc này thì không phải chỉ riêng đối với xe máy, mà bất kỳ phương tiện nào vượt đèn đỏ cũng đều làm méo mó văn hóa giao thông, văn minh đô thị và làm ảnh hưởng đến an toàn khi tha gia giao thông của không nhưng người vượt đèn đỏ, mà cả những người tham gia giao thông khác.
Do đó chúng tôi tập trung chế tài đủ mạnh, việc xử phạt này phải thật nghiêm minh, đảm bảo tính răn đe, để những người vượt đèn đỏ, để người ta thấy được rằng việc vi phạm đó không chỉ phải bị nột tiền phạt nữa, mà nó còn là hành vi mà xã hội cần lên án, giáo dục và xử lý để rút kinh nghiệm cho những trường hợp sau nữa.
Tôi tin rằng việc xử lý và nâng mức phạt này đối với hành vi vượt đèn đỏ không chỉ mang lại giá trị nhân văn và kiềm chế TNGT, ùn tắc giao thông, mà còn là giáo dục và nâng một nền tảng văn hóa giao thông trong bối cảnh hiện nay.
PV: Nếu dự thảo nghị định được ban hành và đề xuất tăng nặng mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ được ban hành thì ông có cho rằng hành vi này sẽ được ngăn chặn triệt để hay không?
Đại tá Phạm Quang Huy: Tôi cho rằng mức phạt như thế này chúng tôi đang đưa ra đủ mạnh để răn đe. Bên cạnh việc xử phạt về hành chính thì chúng tôi cũng có những biện pháp về quản lý đối với nhóm những đối tượng có hành vi vượt đèn đỏ để tập trung vào đó để tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức cho những người tham gia giao thông và xử phạt nghiêm minh những người này để làm gương cho những trương hợp cố tình vi phạm vượt đen đỏ khác.
PV: Xin cảm ơn Đại tá!
Theo Quách Đồng (Vov.vn)