Tuấn Dương: Chủ kênh YouTube từ thiện từ chối phát cơm cho người 'bụi đời', sơn móng tay - đeo vàng gây phẫn nộ MXH là ai?

11/07/2021 22:01:34

Những ngày vừa qua, thông tin về kênh YouTube chuyên về từ thiện có thái độ trịch thượng, từ chối phát cơm với những lí do hết sức kì quặc đã gây phẫn nộ trên MXH.

Cách đây không lâu, trên Facebook và TikTok liên tục xuất hiện những đoạn video phát cơm từ thiện với thái độ của người cho vô cùng phản cảm . Theo đó, những đoạn clip này ghi lại cảnh người từ thiện cầm loa, yêu cầu một số người dân phải bước ra khỏi hàng - từ chối phát cơm. Nguyên nhân từ chối thì có rất nhiều, từ việc "bụi đời", "mập", cho đến sơn móng chân, điển hình có câu: Tại sao chị sơn móng chân mà chị lại đi nhận cơm từ thiện?.

Nhiều người khi xem xong đoạn clip đã không khỏi bức xúc, cho rằng "của cho không bằng cách cho". Câu nói của thanh niên quay clip không chỉ động vào lòng tự ái của người được nhận cơm từ thiện mà còn khiến người xem bức xúc. Vậy rốt cuộc, thanh niên trong clip là ai mà có thể có những phát ngôn như vậy?

Tuấn Dương: Chủ kênh YouTube từ thiện từ chối phát cơm cho người 'bụi đời', sơn móng tay - đeo vàng gây phẫn nộ MXH là ai?
Khi phát cơm cho cô này, thanh niên gặng hỏi vì sao sơn móng tay?
Tuấn Dương: Chủ kênh YouTube từ thiện từ chối phát cơm cho người 'bụi đời', sơn móng tay - đeo vàng gây phẫn nộ MXH là ai? - 1
Thanh niên này không được nhận vì nhìn "bụi đời"

Sau khi tìm hiểu, hoá ra thanh niên trong đoạn clip tên là Tuấn Dương - YouTuber kiêm chủ kênh YouTube Sài Gòn Ngày Nay. Gần đây, những video của Tuấn Dương đăng tải chủ yếu về các hoạt động từ thiện. Tuy nhiên, thay vì chọn những nội dung mang thông điệp tích cực, kênh YouTube này lại đánh vào những nội dung phản cảm, giật title và cố tình làm clip kịch tính bằng những câu nói phản cảm kể trên. Điển hình như đoạn video có tiêu đề "kẻ lười biếng chọt ngang giành miếng ăn".

Tuấn Dương: Chủ kênh YouTube từ thiện từ chối phát cơm cho người 'bụi đời', sơn móng tay - đeo vàng gây phẫn nộ MXH là ai? - 2
Hầu hết những video gần đây của Tuấn Dương đều được đăng lên YouTube để bật chế độ kiếm tiền

Khi bị cộng đồng mạng lên án mạnh mẽ, Tuấn Dương đã đăng video giải thích rằng: Cô này vào không phải để lấy cơm, mà có ý định móc túi anh đằng trước. Sau khi 2 người này có sự xô xát, thì mình quan sát được và để ý cô này. Bệnh nhân và những người đi nuôi bệnh từ quê ra thường thật thà, thẳng thắn và không nghĩ là ở thành phố sẽ có trộm cắp như thế. Khi cô lấy cơm xong, mình đã tiến đến kiếm một câu chuyện làm quà nhằm để người này phân tâm, không nghĩ đến chuyện ăn cắp ăn trộm nữa. Trên cổ cô này còn đeo dây chuyền rất to không biết vàng thật hay vàng giả.

Ngoài ra, YouTuber này cũng lí giải thêm về trường hợp gọi người xin cơm là "bụi đời", Tuấn Dương nói: Mình biết dùng từ bụi đời có vẻ động chạm, nhưng ở đây ý của mình là muốn đuổi kẻ gian manh, những kẻ khỏe mạnh mà mắt cứ láo liên.

Tuấn Dương: Chủ kênh YouTube từ thiện từ chối phát cơm cho người 'bụi đời', sơn móng tay - đeo vàng gây phẫn nộ MXH là ai? - 3
Tuấn Dương trong clip giải thích

Tuy nhiên, lời giải thích của YouTuber này không những không được thông cảm mà còn dấy lên làn sóng tranh cãi dữ dội hơn. Nhiều người đặt câu hỏi "vì sao làm từ thiện phải quay video lên như vậy?" Chưa kể, những câu nói - hành động của Tuấn Dương trong các clip dễ khiến người khác có cái nhìn tiêu cực về những mạnh thường quân phát cơm từ thiện.

Dưới đây là một vài bình luận của cư dân mạng:

- Cho là lời giải thích của Tuấn Dương là đúng đi, vì sao anh ta lại đăng những nội dung tiêu cực thế này lên YouTube?

- Không tin nổi các YouTuber bây giờ lại đem cả chuyện từ thiện ra để kiếm tiền.

- Càng xem các video của bạn này, cảm giác chung sẽ là người nghèo họ đủ rồi, đừng cho họ cảm giác là mình đang "xin" nữa!

- Những nội dung phản cảm thế này xứng đáng bị loại khỏi YouTube.

Hiện nay, có rất nhiều YouTuber núp bóng từ thiện, đi theo để ghi hình - giật các tình tiết câu view, câu lượt đăng ký trên MXH. Người dùng cần tỉnh táo, lập tức nhấn report - báo cáo nội dung phản cảm ngay trên YouTube để nền tảng này có biện pháp xử lý kịp thời.

Nguồn: Tổng hợp

 Theo Thế Huân (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)