Sau chiến tranh Việt – Tống (1075–1077), quân Tống dù bại trận nhưng suýt chút nữa chúng đã chiếm giữ sáu huyện biên giới nếu không có sự tài trí của vị trạng nguyên Lê Văn Thịnh.
Sau khi thống nhất đất nước, nhà Tống phải đối mặt trước sự xâm lược của nhà Liêu và Tây Hạ ở phương bắc. Để hòa hoãn, nhà Tống buộc phải cống nạp nhiều của cải và cắt một phần lãnh thổ cho những nước này. Mong muốn bù đắp lại những gì đã mất, nhà Tống quyết định Nam tiến đánh chiếm Đại Việt.
Bàn bạc hồi lâu, Lý Thường Kiệt nhận thấy, quân Tống trước mắt mới tập trung quân lương tại Ung Châu sau đó mới dồn quân tiến lên phía trước tấn công Đại Việt.
Nếu như quân ta sớm triệt phá địch ngay từ hậu phương, sẽ khiến chúng mất đi nguồn nuôi dưỡng sức mạnh của mình.Sau đó, nếu địch có dồn quân đánh xuống nước ta thì sẽ chẳng thể trụ được lâu vì đã mất đi căn cứ hậu cần.
Mô tả phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. Ảnh: Zing |
Đúng như Lý Thường Kiệt tính toán.Sau khi đem 10 vạn đại quân đánh thẳng vào Liêm châu, Khâm châu và đặc biệt là hạ được căn cứ quan trọng của địch - Ung Châu. Nhà Tống vô cùng tức giận, ngay lập tức dồn 10 vạn quân chiến đấu, 20 vạn phu dịch và 1 vạn ngựa, quân đánh xuống Đại Việt với phương châm đánh nhanh thắng nhanh.
Trước thế giặc mạnh nhưng bằng bản lĩnh và sự mưu lược của mình Lý Thường Kiệt chỉ mất 10 ngày từ ngày 8/1/1077 tại trận đánh đầu tiên ở ải Nam Quan (Lạng Sơn) cho đến ngày 18/1/1077 trong trận cuối cùng tại sông Như Nguyệt, khiến quân Tống đại bại, không dành nổi một chiến thắng nhỏ nào trong toàn bộ cuộc chiến với Đại Việt.
Sau khi thắng lợi, Đại Việt chủ động nghị hòa với quân Tống. Đem 10 vạn quân, 20 vạn phu đi đánh Đại Việt, nay chết mất quá nửa, số còn lại thì ốm đau,lương ăn đã cạn, nhà Tống buộc phải chấp nhận giảng hòa.
Giangsơn thu về một mối nhớ ba tấc lưỡi của trạng nguyên
Tháng 3 năm 1077, nhà Tống rút quân về nước, quân Tống rút đến đâu, quân Đại Việt theo sau chiếm lại đến đó. Nhưng khi đến Cao Bằng, quân Tống không chịu rút quân nữa mà chiếm giữ luôn năm châu là Quảng Nguyên, Tư Lang, Tô Mậu, Môn và Quang Lang.
Trước tình hình đó, nhà Lý buộc phải dùng vũ lực ép quân Tống phải trả lại 5 châu đó vào năm 1079. Dù bị đánh bại liên tiếp nhưng quân Tống vẫn cố chiếm giữ sáu vùng đất ven biên giới với lý do một số tù trưởng trước khi nổ ra chiến tranh năm 1075 đã nộp cho nhà Tống để xin quy phục.
Không muốn tiếp tục phải sử dụng vũ lực với nhà Tống. Lý Thường Kiệt quyết chọn con đường ngoại giao để đòi những phần lãnh thổ còn lại.
Trong triều lúc đó có Lê Văn Thịnh là vị trạng nguyên đỗ đầu trong khoa thi nho học đầu tiên của Đại Việt. Lại là người có tài đối đáp hơn người, rất thích hợp dẫn đầu phái bộ nước ta sang nhà Tống thương thuyết.
Thái sư Lê Văn Thịnh |
Trong sách danh nhân Hà Nội do NXB Hà Nội xuất bản năm 2004 có ghi lại cuộc đối đáp của Lê Văn Thịnh với đặc phái viên nhà Tống trong cuộc họp bàn về vấn đề biên giới như sau:
Tháng 6 năm giáp tý, Lê Văn Thịnh sang nhà Tống đòi lại những đất ấy. Cuộc họp diễn ra vô cùng căng thẳng, nhiều lập luận vô cùng đanh thép được đưa ra.
Dù đuối lý nhưng phải viên nhà Tống vẫn cố cãi cùnrằng: "Những đất mà quân ta chiếm thì đáng trả cho Giao Chỉ. Còn những đất mà các người coi giữ mang nộp để theo ta thì khó mà giả lại".
Lê Văn Thịnh liền đáp lại: Đất thì cóchủ. Các viên quan coi giữ mang nộp mà trốn đi thì đất ấy thành vật ăn trộm của chủ.
Việc chủ giao cho mà tự lấy trộm đã không thể tha thứ, mà trộm của hay tàng trữ thì pháp luật cũng không cho phép. Huống chi nay chúng lại mang đất trộm dâng để làm nhơ bẩn sách sổ nhà vua (triều Tống)!".
Nghe vậy, dù không muốn, Tống Thần Tông vẫn phải trả lại cho Đại Việt 6 huyện đang chiếm giữ trái phép là: Bảo Lạc, Luyện, Miêu, Đinh, Phỏng, Cận và hai động Túc, Tang.
Với chiến công này, chỉ ít tháng sau vào năm 1085, Lê Văn Thịnh được phong chức Thái sư, tức chức quan đứng đầu triều đình.
Nguồn tham khảo:
- Danh Nhân Hà Nội – NXB Hà Nội năm 2004, Tr 111-112
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Tập 1 – NXB Khoa học xã hội, Tr 278; 279; 280;
- Zing.vn
Theo Đặng Tuấn (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)