Ngày 21/11, ông Trần Chí Trung – Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM – cho biết sẽ thí điểm xây dựng 2 tuyến xe buýt đạt chuẩn về cả phương tiện cùng cung cấp phục vụ.
Theo đó, 2 tuyến xe được đưa vào thí điểm là tuyến số 03 và 33, đối tượng đi lại chủ yếu là sinh viên và người dân từ trung tâm đi ngoại thành. Tuyến số 03 (công viên 23/9 - Bến Thành - Thạnh Lộc) sẽ có 312 chuyến và tuyến số 33 (bến xe An Sương - ĐH Quốc gia) có 440 chuyến hoạt động mỗi ngày.
Khi đưa vào thí điểm, 2 tuyến xe buýt này vẫn trợ giá và áp dụng chính sách ưu tiên cho người cao tuổi, người khuyết tật, học sinh, sinh viên... Phương tiện sẽ được thay mới bằng xe chất lượng cao, sử dụng khí nén CNG – thân thiện với môi trường.
Riêng vấn đề phục vụ vốn bị hành khách phàn nàn, ông Trung khẳng định tài xế cùng tiếp viên sẽ phải tận tình, chuyên nghiệp.... Hai tuyến này phải đảm bảo di chuyển đúng giờ, ghé đúng trạm…
“Mục tiêu hàng đầu của những tuyến xe mẫu này là phải phục vụ một cách tốt nhất cho người dân… Từ đó, tạo ra điểm nhấn, lan tỏa ra những tuyến xe khác và cũng giúp cải thiện hình ảnh của xe buýt đối với người dân TP, ông Trung nói.
Dự kiến, việc thí điểm sẽ tiến hành từ cuối năm nay và sau 3 tháng sẽ có sơ kết, đánh giá. Việc thí điểm cũng đồng thời xây dựng tiêu chí chất lượng dịch vụ đối với xe buýt.
Trên cơ sở này, Sở GTVT TPHCM sẽ đánh giá lại toàn diện hệ thống xe buýt và trình TP, ban hành quy định, tiêu chí mới cho hoạt động xe buýt trên địa bàn.
Được trợ giá cả ngàn tỷ mỗi năm nhưng chất lượng phục vụ của xe buýt chưa được người dân đánh giá cao. Trong những năm gần đây sản lượng hành khách xe buýt liên tục giảm sút.
Theo Sở GTVT TPHCM, so với cùng kỳ năm trước, sản lượng hành khách đi lại bằng xe buýt hiện đang tăng dần. Một trong những yếu tố giúp ngành xe buýt thành phố khởi sắc hơn là được đầu tư xe mới, nâng cao chất lượng phục vụ của tài xế, tiếp viên, điều chỉnh luồng tuyến…
Theo Quốc Anh (Dân Trí)