Theo đó, để được hỗ trợ, người lao động phải bị dừng việc trong tháng 4/2020 theo yêu cầu cách ly xã hội của Chính phủ; không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức cận nghèo thành phố (dưới 3 triệu đồng mỗi tháng).
Ngoài lao động thuộc nhóm ngành giải trí, nhà hàng thì những nhân viên làm tại các địa điểm du lịch, tham quan, di tích, bảo tàng, thư viện; làm tại các cơ sở kinh doanh thể thao (gym, fitness, billiards, yoga…), các trung tâm thể dục thể thao và các khu luyện thể thao công cộng; làm việc tại bến xe, làm thuê tại các hộ kinh doanh vận tải hành khách công cộng… cũng được đề xuất trong gói hỗ trợ bổ sung này.
Đây là nhóm lao động không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, thời gian làm việc dài, không được chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản đảm bảo an sinh xã hội.
Đồng thời người lao động bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Ông Lê Minh Tấn cho biết khảo sát bước đầu tại 24 quận huyện ở TP.HCM ghi nhận có gần 27.500 người (trong đó có 6.700 người ngoại tỉnh) thuộc diện trên. Mức hỗ trợ cao nhất là 1 triệu đồng/người, dự kiến được trích từ Quỹ Phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM.
Hiện, TP HCM cơ bản hoàn tất việc chi trả hỗ trợ 543.0000 người thuộc 6 nhóm ngành nghề bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với tổng kinh phí gần 600 tỷ đồng.
Trước đó từ cuối tháng 3, HĐND TP HCM cũng có Nghị quyết hỗ trợ 600.000 công nhân, giáo viên mầm non các trường mầm non tư thục bị mất việc nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, tổng số tiền khoảng 1.800 tỷ đồng.
HL (Nguoiduatin.vn)