Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của ông Ban Ki-Moon kể từ khi nhậm chức Tổng thư ký Liên hiệp quốc từ năm 2007.
Trước đó, ông Ban Ki Moon có đến Hà Nội tham dự Hội nghị Cấp cao Liên hiệp quốc - ASEAN vào năm 2010. Ông có nhiều thiện cảm với Việt Nam và mong muốn thúc đẩy quan hệ Việt Nam - LHQ.
Sau đó, ông Ban gặp gỡ các nhân viên LHQ đang làm việc tại Việt Nam.
12g20, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon đặt chân tới Việt Nam trên chuyến bay thương mại của hãng hàng không Asiana Airlines - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Đây là lần thứ hai Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon sang thăm Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Ngày mai 23-5, ông Ban Ki-Moon có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, tham gia Lễ Khánh thành Toà nhà Xanh Một Liên hợp quốc, nói chuyện với với các sinh viên Học viện Ngoại giao và cán bộ ngoại giao trẻ và tham dự lễ kỷ niệm 1 năm ngày thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết qua chuyến thăm của Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-Moon, Việt Nam mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai bên và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn hỗ trợ của LHQ nhằm triển khai chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015, đặc biệt trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, các chương trình giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cá nhân ông Ban Ki-Moon có nhiều nỗ lực và đóng góp trong việc thúc đẩy vai trò của LHQ trên cả ba trụ cột là hòa bình-an ninh, phát triển và bảo đảm quyền con người.
Ông Ban Ki-Moon có nhiều hoạt động, sáng kiến nhằm giải quyết các cuộc xung đột khu vực, cải tổ hoạt động gìn giữ hòa bình và thúc đẩy giải trừ quân bị, huy động nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong giải quyết những vấn đề toàn cầu cấp thiết như chống khủng bố, thiên tai, thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và xây dựng Chương trình nghị sự Phát triển sau 2015.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, hiện Việt Nam và LHQ đang tích cực phối hợp triển khai Kế hoạch chung tiếp theo của LHQ giai đoạn 2012 - 2016, phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 của Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc (bên phải) bắt tay chào mừng ông Ban Ki Moon thăm chính thức Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Ngoài ra, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, các sáng kiến về cải tổ LHQ, Sáng kiến Thống nhất hành động Một Liên hiệp quốc.
Ông Ban Ki-Moon chính thức nhậm thức Tổng Thư ký (TTK) LHQ từ 1/1/2007. Kể từ khi nhậm chức, ông đã có một số nỗ lực thúc đẩy các chương trình, hoạt động của LHQ, trong đó có vấn đề cải tổ LHQ. Trước đó, ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc. Ông có mối liên hệ lâu dài với LHQ. Ông làm việc cho Vụ LHQ của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, rồi làm Bí thư thứ nhất tại Phái đoàn đại diện Hàn Quốc bên cạnh LHQ, sau đó được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ LHQ của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, rồi Đại sứ Hàn Quốc tại Viên (Áo). Trên các cương vị của mình, ông Ban có những đóng góp cho công việc chung của LHQ như làm Chủ tịch Uỷ ban trù bị cho Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, góp phần vào các sáng kiến tăng cường hoạt động của Đại hội đồng LHQ .v.v. Ông là người tham gia tích cực vào các vấn đề liên quan đến quan hệ Hàn Quốc-CHDCND Triều Tiên. Năm 1992, với tư cách là Cố vấn đặc biệt của Ngoại trưởng Hàn Quốc, ông được cử làm Phó Chủ tịch Uỷ ban hỗn hợp kiểm tra hạt nhân Nam-Bắc. Tháng 9-2005, với tư cách là Ngoại trưởng, ông đóng vai trò quan trọng trong việc ký kết một thoả thuận mang tính bước ngoặt nhằm thúc đầy hoà bình và ổn định ở bán đảo Triều Tiên với việc thông qua Tuyên bố chung về việc giải quyết vấn đề hạt nhân CHDCND Triều Tiên. Ông Ban Ki-moon tốt nghiệp Trường Đại học Quốc gia Seuol, chuyên ngành quan hệ quốc tế, sau đó ông có bằng thạc sĩ về quản trị công tại Trường đại học Harvard. Ông Ban Ki-moon sinh ngày 13-6-1944, có vợ và 3 con. Ngoài tiếng Hàn Quốc, ông nói tiếng Anh và Pháp. |
>> CHDCND Triều Tiên hủy lời mời Ban Ki-moon