Toàn văn trả lời của vị giám đốc chôn bùn thải Formosa trong vườn nhà mình

13/07/2016 15:40:00

Vì người dân xin nên lãnh đạo công ty môi trường đô thị Kỳ Anh cho để tạo điều kiện cho dân trồng chuối, cỏ nuôi dê, bò (!?) Và người xin chất thải này không ai khác chính là anh ruột của giám đốc công ty môi trường đô thị huyện Kỳ Anh.

 
Vì người dân xin nên lãnh đạo công ty môi trường đô thị Kỳ Anh cho để tạo điều kiện cho dân trồng chuối, cỏ nuôi dê, bò (!?) Và người xin chất thải này không ai khác chính là anh ruột của giám đốc công ty môi trường đô thị huyện Kỳ Anh.
 
 Việc chôn lấp chất thải chưa qua xử lý của FHS khiến người dân lo ngại. Ảnh tư liệu

Tối ngày 12/7, ông Lê Quang Hòa, giám đốc công ty môi trường đô thị Kỳ Anh đã có cung cấp toàn bộ thông tin về vụ việc đến người dân.

Dưới đây là toàn văn trả lời của ông Hòa: “Trên thực tế, chỗ chất thải này, giữa công ty môi trường đô thị Kỳ Anh có ký hợp đồng với Formosa (FHS). Đây là hợp đồng xử lý bùn thải sinh hoạt, có hợp đồng khác là chất thải công nghiệp.

Về hợp đồng chất thải công nghiệp, công ty môi trường không có chức năng xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại nên FHS đã mời Sở TN&MT vào lấy mẫu của các chất thải gửi ra các cơ quan chức năng để thẩm định xem đây có phải là chất thải công nghiệp hay không và đã có văn bản 07 trả lời đây là chất thải thông thường chứ không phải là chất thải công nghiệp.

Chúng tôi chở về để xử lý thì có một trang trại họ có nhu cầu xin làm phân ở khu vực trồng cỏ và chuối. Họ làm từng vạt đất để trông chuối thì anh em cho họ chứ không phải cố ý đưa lên đó để chôn lấp mà chủ yếu là để trồng chuối.

Việc trồng cây này là như các địa phương khác, ví dụ như ở Bình Dương và một số tỉnh miền Nam thì họ vẫn xin để lấy cái này (chất thải) trồng cây cao su và các loại cây. Nó là loại bùn sinh hoạt là một tố chất tạm gọi là làm phân bón sinh hoạt. Thậm chí có nhiều người dân xin nữa là đằng khác.

Ông Hòa, giám đốc công ty môi trường đô thị Kỳ Anh. Ảnh Zing
Ông Hòa, giám đốc công ty môi trường đô thị Kỳ Anh. Ảnh Zing

Còn khẳng định đây có phải là chất thải nguy hại hay không thì tại hợp đồng có văn bản kiểm chứng đây không phải là chất thải công nghiệp nguy hại mà là đây là chất thải công nghiệp thông thường.

Căn cứ trên cái này thì chúng tôi mới vận chuyển và đến thời điểm hôm nay, tôi chưa trả lời trước vì các sở, ban, ngành cơ quan chức năng đã lấy mẫu tại vị trí để xác định lại đây có phải là chất thải thông thường hay không.

Đến thời điểm này thì chưa có kết quả nên tôi chưa trả lời về vấn đề này. Trước khi vận chuyển, tất cả văn bản thể hiện đây là chất thải thông thường, không gây ra các độc tố nguy hại.

Liên quan đến hợp đồng, hợp đồng ký bắt đầu vào cuối tháng 4/2016 nhưng số lượng không nhiều. Đây là dạng bùn khô gọi là bùn bánh đã được làm khô để về tái sử dụng.

Không phải lúc nào cũng có nhiều để chở ồ ạt. Khi có kết luận của cơ quan chức năng thì chúng tôi sẽ có phương án xử lý. Kể cả chất thải thông thường hoặc các chất thải khách để xử lý phù hợp khỏi ảnh hưởng đến môi trường”.

Về vấn đề trong hợp đồng ký chở 1 tháng là 10 tấn nhưng đến nay dù chưa quá 3 tháng mà đã chở chôn lấp đến 100 tấn? Ông Hòa cho rằng: “Hợp đồng có nhiều loại, có thể trong hợp đồng ghi thế nhưng thực tế có phát sinh. Có thể một tháng chở 10 tấn nhưng 2 tháng không chở.

Số lượng này có thể mấy năm họ mới xử lý bùn thải cặn sinh hoạt. Chất thải thông thường này được xử lý bằng cách chôn lấp hợp vệ sinh ở khu chôn lấp ở Kỳ Tân”.

Trước trả lời của ông Hòa cho rằng, ông đã mang chất thải này về nhà để trồng cây, tối 12/7, ông Hòa thông tin thêm là chỉ mang về một ít để bón cho các loại cây chậu nhỏ nhằm thí nghiệm ở nhà.

Ông Hòa phủ nhận trang trại hiện tại là của ông nhưng trước đó, năm 2002 là do ông sở hữu để nuôi baba, đến năm 2008 ông nhượng lại cho anh ruột của ông là anh Lê Thanh Hải.

Liên quan đến giá trị kinh tế của hợp đồng giữa công ty môi trường đô thị Kỳ Anh và FHS, ông Hòa cho biết, giá mỗi kg vận chuyển là 800 đồng. Từ khi ký hợp đồng đến nay công ty này chưa nhận được tiền từ FHS.

Đến nay, kết quả phân tích mẫu chưa có nhưng sau vụ cá chết do chất thải ra biển của FHS đến vụ chôn lấp chất thải khô sau khi vụ cá chết bị vỡ lở đã khiến dư luận bất bình.

Theo Minh Anh (Giadinh.net.vn)

Nổi bật