"Rất nhiều người mang ơn, thần tượng, tôn sùng chị Phú. Có người còn nói sẵn sàng đúc tượng chị Phú. Nhưng tôi nói với chị Phú là đừng cho họ làm như thế” - luật sư Đạt nói.
|
Luật sư Lê Quốc Đạt và bà Phạm Thị Phú |
Đáng lưu ý, bà Phạm Thị Phú đã có hợp đồng dịch vụ pháp lý với công ty trên ký kết ngày 25/12/2014 nhưng thỏa thuận giữa hai bên là bảo trợ, tư vấn pháp lý miễn phí, không lấy tiền. Theo lời luật sư đại diện, công ty này làm miễn phí vì “chị Phú hoạt động vì cái tâm”.
“Vừa rồi, mạng xã hội lan truyền bức ảnh cơ sở Ban Mai chữa bệnh bằng giẫm đạp, mà lại nói chữa bệnh ung thư. Điều này hoàn toàn sai sự thật” – luật sư Đạt bác bỏ.
Hòm công đức để duy trì cơ sở
Để minh chứng, luật sư đại diện của người được phong "thánh cô" cung cấp một loạt giấy tờ hồ sơ của doanh nghiệp từ giấy phép đăng ký kinh doanh; giấy phép đảm bảo điều kiện hoạt động; các bằng cấp - chứng chỉ của bà Phạm Thị Phú như giấy khám sức khỏe, chứng chỉ hoàn thành khóa học xoa bóp của Học viện y học cổ truyền (Bộ Y tế); các biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng thành phố Sông Công.
Luật sư này biện hộ, cơ sở Ban Mai hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, bán hàng tạp hóa, đường sữa, xoa bóp tẩm quất chứ không phải chữa bệnh.
|
Hợp đồng tư vấn pháp lý (miễn phí) của cơ sở tẩm quất Ban Mai. |
Ông Đạt khẳng định việc nhiều người bệnh tìm đến xoa bóp là do người nọ rỉ tai người kia chứ "chị Phú" không tuyên truyền, quảng cáo. Có nhiều người sau khi xoa bóp thấy đỡ đau, bệnh tình thuyên giảm.
|
"Cô Phú" đang xoa bóp cho một khách hàng bị hoại tử ở vai |
Nghe vậy, chủ cơ sở tẩm bóp Phạm Thị Phú nhắc lại giá xoa bóp thu 10.000 đồng/người; bánh trái, đường sữa, nước uống không kinh doanh mà cho những người có hoàn cảnh khó khăn ở Thái Nguyên đến bán.
"Cơ sở của chúng tôi có đặt một hòm công đức, ai để bao nhiêu là tùy tâm, không để cũng được. Tôi lấy tiền đó để duy trì cơ sở” - "cô Phú" cho biết.
Luật sư đại diện diễn giải thêm, những người bệnh tình thuyên giảm đền đáp "chị Phú" bằng cách tài trợ làm mái tôn ở sân, đổ bê-tông khu sân - ngõ, đóng góp bằng hiện vật. Có 3-4 người sau khi khỏe, đẩy lùi bệnh tật còn tình nguyện ở lại giúp "chị Phú" làm bảo vệ, quét dọn vệ sinh mà không cần lương.
"Rất nhiều người mang ơn, thần tượng, tôn sùng chị Phú. Có người còn nói sẵn sàng đúc tượng chị Phú. Nhưng tôi nói với chị Phú là đừng cho họ làm như thế, không hay. Mình làm ơn, giúp người tự cái tâm mình biết” - luật sư Đạt nói.
Tẩm quất đặc biệt, có thẻ ngoại cảm
Cởi mở trả lời mọi câu hỏi báo chí nêu, chủ cơ sở tầm quất Ban Mai nhiều lần nức nở, lã chã nước mắt.
"Chị cũng là phụ nữ, muốn có thời gian chăm sóc chồng con, được hưởng thụ hạnh phúc chứ ai muốn khổ sở như thế này. Nhưng em thấy, hàng trăm người, trong đó toàn người nghèo khó, bệnh tật. Nếu chị nghỉ thì ai giúp họ” - bà Phú trần tình với phóng viên.
Người phụ nữ này một mực cho rằng mình không lừa đảo ai, không lấy tiền, không quảng cáo lăng xê cơ sở nhưng không thể lý giải được vì sao mọi người lại kéo đến cơ sở của mình đông hơn kiến để xoa bóp, tẩm quất.
Bà Phạm Thị Phú nói tẩm quất của mình "có gì đó đặc biệt" dù cũng "không biết đặc biệt đó là gì", chỉ là động tác tẩm quất có xoa bóp, rồi giẫm lên lưng.
|
Theo lời bà Phú, mỗi ngày cơ sở đón 200-300 người. Ngày đông nhất có thể lên tới 600 người |
Trong những lời trần tình, bà Phú nhắc việc đã đi học ở Thái Nguyên, Hà Nội để có chứng chỉ xoa bóp, tẩm quất. Có chứng chỉ mới đăng ký kinh doanh, thành lập cơ sở tẩm quất hành nghề và hiểu rất rõ phạm vi kinh doanh của mình là không được chữa bệnh.
"Chữa bệnh phải có bằng cấp ngành y, học bác sỹ ra trường, có giấy phép hành nghề được sở y tế cấp. Nhưng việc của chị không chữa bệnh, không liên quan đến sở y tế. Người ta cũng không kiểm tra chị được. Chị biết điều đó chứ, chị có luật sư riêng của chị" - "cô Phú" nói.
Lý giải việc đông người nằm dài chờ, người phụ nữ này lý giải do đông người quá nên phải làm tập thể, không làm được phòng riêng, phòng kín. Mỗi ngày cơ sở này có khách hàng khoảng 200 - 300 người, làm cả ngày, thậm chí buổi tối.
Theo Kiên Trung (VietNamNet)