Theo nghiên cứu, gái mại dâm ở trong các cơ sở ít bị bạo hành hơn gái mại dâm đứng đường. Ảnh: Phương Sơn. |
Hôm sau, khách rủ chị đi hát rồi chở sang Gia Lâm, đến một nhà nghỉ rồi bắt phải quan hệ với 9 người. "Họ mở luôn cửa phòng, không thèm đóng lại nữa. Có gã tay cầm con dao lam, bảo mày mà chống cự thì rạch nát mặt. Đến người cuối cùng thấy tôi nằm khóc thì cho tôi 100.000 đồng. Năm tờ 20.000 đồng ấy đến giờ tôi còn nhớ rõ", chị bình thản kể.
Ly từng đi khắp các tỉnh miền Bắc, vào cả trong Nam "hành nghề". Chị cho rằng mắng chửi, quỵt tiền chưa thể gọi là bạo hành. Khi nào bị đánh thật đau, thương tích đầy mình, vào viện khâu vá thì mới là bạo hành. Dù có bị nặng đến đâu không bao giờ chị dám báo công an, vì như thế chẳng khác nào "lạy ông tôi ở bụi này".
"Mỗi lần tiếp khách, tôi đều không thôi hy vọng lần này mình gặp được người tử tế, không chửi, không hành hạ. Chỉ có từ hy vọng thôi chứ chẳng bao giờ tránh được nếu bị bạo hành", chị nói và cho hay mỗi người bước chân vào nghề đều có lý do. Ly bảo chị mới học hết lớp 4, tuổi cũng nhiều rồi, không còn phù hợp để đi học nghề nữa.
"Là phụ nữ, ai chẳng muốn được đàn ông yêu thương. Mình đi làm thì bị ép buộc, cứ 5 phút, 10 phút một khách. Chẳng bao giờ được người ta nói một câu nhẹ nhàng, được vuốt ve chiều chuộng. Bản thân phải chiều họ, khách muốn gì mình phải làm theo", chị nói tiếp.
Thảo (24 tuổi) là tiếp viên ở quán karaoke. Thảo kể, năm 16 tuổi làm mất xe đạp của mẹ và không dám về nhà. Thiếu nữ đang độ phổng phao bị người phụ nữ gặp ở bến xe dụ dỗ về nhà, rồi bị con trai bà ta cưỡng bức, lừa đi làm tiếp viên. "Nếu em không chịu thì nó đập cho mẻ trán, còn dọa bán sang Trung Quốc", Thảo nói.
Hiện Thảo sống với bạn tình là cửu vạn, chuyên bốc hàng hóa thuê ở bến xe. Người đó ban đầu là "khách" của cô, sau thường xuyên tìm đến rồi về ở với nhau. Lúc đầu hai người cũng tình cảm, có "bạn trai" nên Thảo hạn chế đi khách. Nhưng sau này công việc của anh ta không ổn định, hay uống rượu rồi về đánh Thảo.
"Mình cũng phải thông cảm cho người ta, có tình cảm thì thường ích kỷ. Anh ấy không lo lắng được cho cuộc sống của cả hai đứa, tự ti vì không kiếm được tiền nên đành phải để cho em đi khách, sung sướng gì đâu", Thảo cười khổ.
Người phụ nữ nhiều năm hành nghề mại dâm bật khóc khi kể chuyện bị bạo hành. Ảnh: Phương Hòa. |
"Nghiên cứu định tính của ISDS cho thấy 100% người bán dâm khi được hỏi đều cho biết ngày nào cũng bị chửi rủa, miệt thị, bị quỵt tiền, cướp tiền, đánh đập, cưỡng bức tập thể... Tất cả hành vi trên đều là biểu hiện của bạo hành giới", bà nói và cho hay, họ biết là nhục nhã, bị nhiễm bệnh tình dục, HIV nhưng khó bỏ được nghề.
Bà Vân Anh chia sẻ câu chuyện của một bác sĩ tâm lý thường xuyên thăm khám, tư vấn cho chị em làm nghề mại dâm. Nhiều phụ nữ bán dâm gặp sang chấn tâm lý mà chính họ không nhận ra được, như hay cáu gắt, chửi tục, không muốn tiếp xúc với ai, dần trở nên trơ lỳ... Nếu kéo dài dễ gặp ảnh hưởng trong cuộc sống, dạy dỗ con cái. Nhiều người còn cố gắng trốn chạy khỏi những rắc rối đó dẫn đến trầm cảm.
"Có những chuyện kể ra người khác thấy sốc, thấy nặng nề nhưng chị em chai lỳ rồi. Họ chỉ cười bảo quen rồi biết làm sao. Nếu bị đánh thì tránh khuôn mặt ra và không bao giờ dám báo công an", bà cho hay.
Ông Đào Văn Huân, Đội phó Đội 2, Phòng cảnh sát điều tra về trật tự xã hội, Công an TP Hà Nội cho biết tình hình mại dâm ở thủ đô đang diễn ra phức tạp, nhất là sau khi bãi bỏ hình thức đưa người bán dâm vào các cơ sở giáo dưỡng. Người bán dâm bị bạo hành, bị đánh đập là có, nhưng họ không trình báo với công an do sợ bị lộ diện.
"Chị em cũng cần có nhận thức nhất định về việc bị bạo hành. Trường hợp bị bạo hành mà không muốn lộ danh tính thì có thể điện thoại hoặc viết đơn tố cáo gửi công an", ông Huân nói và thông tin thêm, nếu người bán dâm bị cưỡng bức tập thể thì người mua dâm có thể bị truy tố tội hiếp dâm theo luật hình sự. Nếu bị lừa bán sang Trung Quốc, khi về nước cũng có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan điều tra, bắt những đối tượng buôn bán bán phụ nữ.